Bài 1: Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở
Tỉnh Lai Châu có 23 xã biên giới giáp với Trung Quốc. Trước đây, trình độ của một số cán bộ ở các xã vùng biên còn hạn chế nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chưa đạt hiệu quả. Hoạt động của các đoàn thể chưa đi vào nền nếp, quy củ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở các xã, bản biên giới vững mạnh. Từ đó góp phần xây dựng tuyến biên giới thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng phát triển về kinh tế - xã hội, ổn định về quốc phòng - an ninh.
Thực hiện Nghị quyết số 16 của Tỉnh ủy Lai Châu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các xã biên giới giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2016-2020”, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu phối hợp với Huyện ủy 4 huyện biên giới xây dựng kế hoạch củng cố hệ thống chính trị cơ sở tại các xã biên giới.
Theo đó, Bộ đội Biên phòng Lai Châu cử cán bộ Biên phòng trực tiếp tham gia vào cấp ủy, tham mưu cấp ủy, chính quyền các xã biên giới xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở.
Hiện nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã cử 22 cán bộ Biên phòng tăng cường cho 22/23 xã biên giới, trong đó có 20 đồng chí tham gia vào cấp ủy (2 đồng chí Bí thư, 18 đồng chí Phó Bí thư, 2 đồng chí cán bộ tăng cường không giữ chức danh).
Đại tá Phan Hồng Minh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu cho biết, cán bộ Biên phòng được tăng cường đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền các xã biên giới tổ chức triển khai tốt cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; có 11 đồng chí trực tiếp tham gia ứng cử và trúng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ngoài ra, cán bộ Biên phòng tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương sắp xếp cán bộ đảm bảo đúng quy trình, tổ chức biên chế và hợp lý giữa các thành phần dân tộc; tham mưu địa phương tham gia xây dựng và củng cố các Ban Công an, Ban Chỉ huy Quân sự xã…
Thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ Bộ đội Biên phòng tăng cường về các xã, hoạt động của hệ thống chính trị các xã biên giới có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, việc quán triệt triển khai Nghị quyết của Đảng nhanh hơn, sâu sắc hơn; việc cụ thể hóa xây dựng và triển khai nghị quyết, chương trình công tác của xã phù hợp, hiệu quả hơn; tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ xã được nâng lên; đoàn kết nội bộ được củng cố...
Năm 2007, khi mới được điều động về xã Nậm Ban (huyện Nậm Nhùn) giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã (từ năm 2013 đến nay là Bí thư Đảng ủy xã), Trung tá Phạm Minh Hải đã gặp không ít khó khăn. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương phát triển chậm, đời sống nhân dân còn thấp, tình hình an ninh trật tự phức tạp. Hoạt động của các đoàn thể chưa đi vào nền nếp, quy củ, đặc biệt là còn nhiều bản không chỉ “trắng” chi bộ mà còn “trắng” cả đảng viên. Nguyên nhân chính là do bộ máy cơ sở yếu, thiếu một tổ chức Đảng đủ mạnh, có uy tín để lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Do đó không ít các chủ trương, đường lối và chính sách trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn xã triển khai không đạt hiệu quả.
Trung tá Phạm Minh Hải cho biết, sau khi nhận nhiệm vụ mới, anh cùng cấp ủy rà soát, đánh giá lại trình độ cũng như uy tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong xã. Từ kết quả rà soát, đánh giá đó, anh đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết chế độ (hưu trí) cho một số cán bộ tuổi cao, sức yếu và nhất là năng lực hạn chế. Anh cũng đề xuất cho tuyển dụng các chức danh công chức xã như kế toán, văn phòng, tư pháp, địa chính... là những người có chứng chỉ chuyên môn. Ngoài ra, để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, xã đã tạo điều kiện cho 6 người đi học trung cấp chuyên môn, 9 người đi học lý luận chính trị, 23 cán bộ đương chức và dự nguồn được đi học nâng cao trình độ học vấn...
Song song với phát triển đội ngũ, tăng cường các giải pháp xóa thôn bản “trắng” chi bộ và “trắng” đảng viên, Trung tá Phạm Minh Hải đã cùng cấp ủy, chính quyền xã Nậm Ban triển khai tích cực, hiệu quả chương trình, dự án đầu tư cho xã, sắp xếp lại dân cư, đảm bảo cho nhân dân có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Xã thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện mở các lớp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm giúp nông dân có thêm kinh nghiệm trong nuôi trồng, canh tác, tạo ra chuyển biến về kỹ năng và tư duy trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Nhiều đề án phát triển kinh tế - xã hội có nội dung phù hợp với điều kiện của một xã biên giới vùng sâu, vùng xa, điểm xuất phát thấp được triển khai xây dựng hiệu quả.
Đến nay, xã Nậm Ban không còn tình trạng "trắng" chi bộ, "trắng" đảng viên, hoạt động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể được nâng lên. Nội dung họp Chi bộ bản có chất lượng, triển khai bài bản xuống các đoàn thể. Trường học, trạm y tế, đường giao thông, công trình thủy lợi phục vụ sản xuất được đầu tư xây dựng. Trong xã đã có nhiều gương làm kinh tế giỏi để nhân dân học tập, đời sống người dân được cải thiện, học sinh được tới trường học chữ…
Theo đánh giá của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Văn Hoàn, chủ trương đưa cán bộ Biên phòng tăng cường tham gia cấp ủy các xã biên giới đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn thể các xã. Các chế độ sinh hoạt, công tác của tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể dần đi vào nền nếp, hoạt động hiệu quả; mối quan hệ giữa tổ chức đảng, chính quyền với nhân dân ở các xã biên giới được củng cố vững chắc. (Còn tiếp)
Tỉnh Lai Châu có 23 xã biên giới giáp với Trung Quốc. Trước đây, trình độ của một số cán bộ ở các xã vùng biên còn hạn chế nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chưa đạt hiệu quả. Hoạt động của các đoàn thể chưa đi vào nền nếp, quy củ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở các xã, bản biên giới vững mạnh. Từ đó góp phần xây dựng tuyến biên giới thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng phát triển về kinh tế - xã hội, ổn định về quốc phòng - an ninh.
Cán bộ Biên phòng Đồn Vàng Ma Chải tham dự buổi họp Chi bộ bản Mồ Sì San, xã Mồ Sì San (Phong Thổ, Lai Châu). Ảnh: Công Tuyên - TTXVN |
Thực hiện Nghị quyết số 16 của Tỉnh ủy Lai Châu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các xã biên giới giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2016-2020”, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu phối hợp với Huyện ủy 4 huyện biên giới xây dựng kế hoạch củng cố hệ thống chính trị cơ sở tại các xã biên giới.
Theo đó, Bộ đội Biên phòng Lai Châu cử cán bộ Biên phòng trực tiếp tham gia vào cấp ủy, tham mưu cấp ủy, chính quyền các xã biên giới xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở.
Hiện nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã cử 22 cán bộ Biên phòng tăng cường cho 22/23 xã biên giới, trong đó có 20 đồng chí tham gia vào cấp ủy (2 đồng chí Bí thư, 18 đồng chí Phó Bí thư, 2 đồng chí cán bộ tăng cường không giữ chức danh).
Đại tá Phan Hồng Minh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu cho biết, cán bộ Biên phòng được tăng cường đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền các xã biên giới tổ chức triển khai tốt cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; có 11 đồng chí trực tiếp tham gia ứng cử và trúng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ngoài ra, cán bộ Biên phòng tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương sắp xếp cán bộ đảm bảo đúng quy trình, tổ chức biên chế và hợp lý giữa các thành phần dân tộc; tham mưu địa phương tham gia xây dựng và củng cố các Ban Công an, Ban Chỉ huy Quân sự xã…
Thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ Bộ đội Biên phòng tăng cường về các xã, hoạt động của hệ thống chính trị các xã biên giới có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, việc quán triệt triển khai Nghị quyết của Đảng nhanh hơn, sâu sắc hơn; việc cụ thể hóa xây dựng và triển khai nghị quyết, chương trình công tác của xã phù hợp, hiệu quả hơn; tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ xã được nâng lên; đoàn kết nội bộ được củng cố...
Năm 2007, khi mới được điều động về xã Nậm Ban (huyện Nậm Nhùn) giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã (từ năm 2013 đến nay là Bí thư Đảng ủy xã), Trung tá Phạm Minh Hải đã gặp không ít khó khăn. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương phát triển chậm, đời sống nhân dân còn thấp, tình hình an ninh trật tự phức tạp. Hoạt động của các đoàn thể chưa đi vào nền nếp, quy củ, đặc biệt là còn nhiều bản không chỉ “trắng” chi bộ mà còn “trắng” cả đảng viên. Nguyên nhân chính là do bộ máy cơ sở yếu, thiếu một tổ chức Đảng đủ mạnh, có uy tín để lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Do đó không ít các chủ trương, đường lối và chính sách trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn xã triển khai không đạt hiệu quả.
Trung tá Phạm Minh Hải cho biết, sau khi nhận nhiệm vụ mới, anh cùng cấp ủy rà soát, đánh giá lại trình độ cũng như uy tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong xã. Từ kết quả rà soát, đánh giá đó, anh đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết chế độ (hưu trí) cho một số cán bộ tuổi cao, sức yếu và nhất là năng lực hạn chế. Anh cũng đề xuất cho tuyển dụng các chức danh công chức xã như kế toán, văn phòng, tư pháp, địa chính... là những người có chứng chỉ chuyên môn. Ngoài ra, để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, xã đã tạo điều kiện cho 6 người đi học trung cấp chuyên môn, 9 người đi học lý luận chính trị, 23 cán bộ đương chức và dự nguồn được đi học nâng cao trình độ học vấn...
Song song với phát triển đội ngũ, tăng cường các giải pháp xóa thôn bản “trắng” chi bộ và “trắng” đảng viên, Trung tá Phạm Minh Hải đã cùng cấp ủy, chính quyền xã Nậm Ban triển khai tích cực, hiệu quả chương trình, dự án đầu tư cho xã, sắp xếp lại dân cư, đảm bảo cho nhân dân có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Cán bộ Biên phòng Đồn Vàng Ma Chải (Phong Thổ, Lai Châu) tuyên truyền cho bà con nhân dân về việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ảnh: Công Tuyên - TTXVN |
Xã thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện mở các lớp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm giúp nông dân có thêm kinh nghiệm trong nuôi trồng, canh tác, tạo ra chuyển biến về kỹ năng và tư duy trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Nhiều đề án phát triển kinh tế - xã hội có nội dung phù hợp với điều kiện của một xã biên giới vùng sâu, vùng xa, điểm xuất phát thấp được triển khai xây dựng hiệu quả.
Đến nay, xã Nậm Ban không còn tình trạng "trắng" chi bộ, "trắng" đảng viên, hoạt động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể được nâng lên. Nội dung họp Chi bộ bản có chất lượng, triển khai bài bản xuống các đoàn thể. Trường học, trạm y tế, đường giao thông, công trình thủy lợi phục vụ sản xuất được đầu tư xây dựng. Trong xã đã có nhiều gương làm kinh tế giỏi để nhân dân học tập, đời sống người dân được cải thiện, học sinh được tới trường học chữ…
Theo đánh giá của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Văn Hoàn, chủ trương đưa cán bộ Biên phòng tăng cường tham gia cấp ủy các xã biên giới đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn thể các xã. Các chế độ sinh hoạt, công tác của tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể dần đi vào nền nếp, hoạt động hiệu quả; mối quan hệ giữa tổ chức đảng, chính quyền với nhân dân ở các xã biên giới được củng cố vững chắc. (Còn tiếp)
Công Tuyên