Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong nhiều năm qua, số lượng nam giới sử dụng các sản phẩm thuốc lá chết người gia tăng đều đặn. Nhưng đây là lần đầu tiên WHO ghi nhận sự sụt giảm trong việc sử dụng thuốc lá của nam giới nhờ việc chính phủ các nước quản lý nghiêm hơn ngành công nghiệp thuốc lá. WHO sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước để duy trì xu hướng giảm này.
Báo cáo mới cho thấy số nam giới sử dụng thuốc lá đã ngừng tăng và dự kiến năm 2020 sẽ giảm 2 triệu người so với năm 2018 và giảm thêm 5 triệu vào năm 2025. Đến năm 2020, WHO dự đoán sẽ có ít hơn 10 triệu người sử dụng thuốc lá ở cả nam và nữ, so với năm 2018, và giảm thêm 27 triệu người vào năm 2025. Khoảng 60% các quốc gia đã có sự sụt giảm sử dụng thuốc lá kể từ năm 2010.
Tuy nhiên, châu Âu là khu vực có tiến bộ chậm nhất trong việc giảm sử dụng thuốc lá ở phụ nữ. Khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất với trên 45% nam và nữ từ 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá, nhưng xu hướng này được dự báo sẽ giảm nhanh xuống mức tương tự khoảng 25% vào năm 2025 ở khu vực châu Âu và Tây Thái Bình Dương.
Theo WHO, ngày càng có nhiều nước thực hiện các biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả dẫn đến việc giảm sử dụng thuốc lá. Thuế thuốc lá không chỉ giúp giảm mức tiêu thụ thuốc lá và chi phí chăm sóc sức khỏe, mà còn giúp tài trợ cho phát triển ở nhiều quốc gia.
Mỗi năm, hơn 8 triệu người chết vì sử dụng thuốc lá, tương đương với khoảng một nửa số người hút thuốc. Hơn 7 triệu ca tử vong là do sử dụng thuốc lá trực tiếp, trong khi khoảng 1,2 triệu ca là do tiếp xúc với khói thuốc lá tuy không hút thuốc. Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến thuốc lá xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình - những khu vực là mục tiêu của sự can thiệp và tiếp thị mạnh mẽ của ngành công nghiệp thuốc lá.
Báo cáo mới cho thấy số nam giới sử dụng thuốc lá đã ngừng tăng và dự kiến năm 2020 sẽ giảm 2 triệu người so với năm 2018 và giảm thêm 5 triệu vào năm 2025. Đến năm 2020, WHO dự đoán sẽ có ít hơn 10 triệu người sử dụng thuốc lá ở cả nam và nữ, so với năm 2018, và giảm thêm 27 triệu người vào năm 2025. Khoảng 60% các quốc gia đã có sự sụt giảm sử dụng thuốc lá kể từ năm 2010.
Tuy nhiên, châu Âu là khu vực có tiến bộ chậm nhất trong việc giảm sử dụng thuốc lá ở phụ nữ. Khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất với trên 45% nam và nữ từ 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá, nhưng xu hướng này được dự báo sẽ giảm nhanh xuống mức tương tự khoảng 25% vào năm 2025 ở khu vực châu Âu và Tây Thái Bình Dương.
Theo WHO, ngày càng có nhiều nước thực hiện các biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả dẫn đến việc giảm sử dụng thuốc lá. Thuế thuốc lá không chỉ giúp giảm mức tiêu thụ thuốc lá và chi phí chăm sóc sức khỏe, mà còn giúp tài trợ cho phát triển ở nhiều quốc gia.
Mỗi năm, hơn 8 triệu người chết vì sử dụng thuốc lá, tương đương với khoảng một nửa số người hút thuốc. Hơn 7 triệu ca tử vong là do sử dụng thuốc lá trực tiếp, trong khi khoảng 1,2 triệu ca là do tiếp xúc với khói thuốc lá tuy không hút thuốc. Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến thuốc lá xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình - những khu vực là mục tiêu của sự can thiệp và tiếp thị mạnh mẽ của ngành công nghiệp thuốc lá.
Tố Uyên