Vùng “Đất lửa” hồi sinh

Làng của người Brâu được quy hoạch tập trung tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh: Hoàng Hà
Làng của người Brâu được quy hoạch tập trung tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh: Hoàng Hà
Đến với huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay mạnh mẽ ở nơi một thời là chiến trường khốc liệt. Sau ngày đất nước thống nhất, đồng bào các dân tộc nơi đây đã nỗ lực vươn lên, biến vùng “đất lửa” từng bị bom đạn tàn phá trở nên trù phú…
Về các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ngọc Hồi, đâu đâu cũng thấy màu xanh của những cánh rừng cao su, những vườn cà phê xanh mướt, trĩu quả. Ảnh: Hoàng Hà
Về các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ngọc Hồi, đâu đâu cũng thấy màu xanh của những cánh rừng cao su, những vườn cà phê xanh mướt, trĩu quả. Ảnh: Hoàng Hà

Màu xanh ở vùng "Đất lửa"

Về các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ngọc Hồi như Đăk Dục, Đăk Xú…, chúng tôi cảm nhận được sự hồi sinh của một vùng đất. Những quả đồi trước đây bị trơ trọi bởi bom đạn chiến tranh đã dần được thay thế bởi màu xanh của những cánh rừng cao su, những vườn cà phê xanh mướt, trĩu quả. Len lỏi đến từng thôn, làng là những con đường trải nhựa, trải bê tông phẳng lỳ.

Nhà cộng đồng của người Gié-Triêng ở huyện Ngọc Hồi - nơi đồng bào tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Hoàng Hà
Nhà cộng đồng của người Gié-Triêng ở huyện Ngọc Hồi - nơi đồng bào tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Hoàng Hà

Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hồi, toàn huyện có 17 dân tộc anh em như Xê-đăng, Gié-Triêng, Brâu… cùng sinh sống. Để đồng bào các dân tộc nơi đây có cuộc sống mới, huyện đã tập trung nhiều nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững… nhằm từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Tính đến cuối năm 2018, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 6.217 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt gần 30 triệu đồng/người/năm. Với hai loại cây công nghiệp chủ lực là cao su và cà phê, huyện có 7.839 ha cao su, 1.347 ha cà phê. Hiện 100% số hộ dân trong huyện được sử dụng điện, trên 90% được sử dụng nước sạch, 100% xã có trạm y tế... Huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Đăk Nông, Đăk Kan và Bờ Y, số hộ nghèo giảm còn 976 hộ, chiếm tỷ lệ 5,88%.

Nhịp sống hối hả đang diễn ra với từng đoàn xe chở hàng giao thương qua nước bạn Lào và Campuchia. Ảnh: Hoàng Hà
Nhịp sống hối hả đang diễn ra với từng đoàn xe chở hàng giao thương qua nước bạn Lào và Campuchia. Ảnh: Hoàng Hà

Cột mốc quốc giới 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi từ nhiều năm nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Kon Tum. Ảnh: Hoàng Hà
Cột mốc quốc giới 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi từ nhiều năm nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Kon Tum. Ảnh: Hoàng Hà

Chúng tôi có mặt tại xã nông thôn mới Bờ Y, nơi có cửa khẩu quốc tế Bờ Y, điều dễ dàng nhận thấy là nhịp sống đang diễn ra hối hả với từng đoàn xe chở hàng giao thương qua nước bạn Lào và Campuchia. Ông Tống Văn Đồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bờ Y cho biết: “Phát huy truyền thống cách mạng, đồng bào các dân tộc trong xã đã tích cực lao động sản xuất, xây dựng quê hương. Từ các chương trình, dự án của Chính phủ, đồng bào được hỗ trợ cây, con giống; được tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình. Đến nay, xã Bờ Y có hơn 90% số hộ đã thoát nghèo, không ít hộ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm nhờ tập trung phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, bời lời…”.

Cán bộ ngành nông nghiệp huyện Ngọc Hồi hướng dẫn cựu chiến binh Trần Văn Phơn cách chăm sóc cây cà phê vối. Ảnh: Hoàng Hà
Cán bộ ngành nông nghiệp huyện Ngọc Hồi hướng dẫn cựu chiến binh Trần Văn Phơn cách chăm sóc cây cà phê vối. Ảnh: Hoàng Hà

Từng chứng kiến cuộc chiến khốc liệt ở các căn cứ Plei Kần, Đăk Seang, cựu chiến binh Thao Toòng, người dân tộc Brâu, 82 tuổi ở thôn Đăk Mế, xã Bờ Y không giấu được niềm vui sướng: “Cuộc sống nơi đây giờ khác xưa rồi! Cây cối mọc xanh tươi, trẻ em được đến trường, đồng bào được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, đoàn thể quan tâm. Dù mang thương tật nhưng tôi phấn khởi lắm! tôi mong được sống lâu để tận hưởng niềm hạnh phúc của những tháng ngày hòa bình…”.

Làng của người Brâu được quy hoạch tập trung tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh: Hoàng Hà
Làng của người Brâu được quy hoạch tập trung tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh: Hoàng Hà
Thăm lại chiến trường xưa

Xúc động, bùi ngùi là cảm nhận của chúng tôi khi được các bác cựu chiến binh dẫn đi thăm Khu di tích lịch sử chiến thắng Plei Kần. Địa danh Plei Kần là vị trí chiến lược với nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua như đường 14B, 14C, quốc lộ 40 xuyên qua cửa khẩu Bờ Y tới Campuchia và Lào. Ngày 13/10/1972, bộ đội ta đã tấn công và giành chiến thắng lừng lẫy tại căn cứ Plei Kần, khai thông tuyến hành lang biên giới Đông Dương. Từ đó, bộ đội ta tiếp tục tấn công căn cứ Đăk Seang và nhiều căn cứ khác để mở rộng vùng giải phóng Tây Nguyên, góp phần quan trọng vào đại thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975 - giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các cựu chiến binh làm việc với đội quy tập hài cốt liệt sĩ Quân đoàn 3. Ảnh: Hoàng Hà
Các cựu chiến binh làm việc với đội quy tập hài cốt liệt sĩ Quân đoàn 3. Ảnh: Hoàng Hà

Có được chiến thắng lẫy lừng ấy, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để thế hệ sau được hưởng hòa bình. Thắp nén hương tưởng nhớ đồng đội tại Nghĩa trang liệt sĩ Ngọc Hồi, cựu chiến binh Nguyễn Đắc Ban chậm rãi chia sẻ: “Những năm tháng chiến tranh nơi đây ác liệt lắm! Bom đạn dội xuống ngày đêm. Đồng đội của chúng tôi đã không tiếc máu xương nằm xuống trên khắp chiến trường Tây Nguyên. Ngày nay, chúng tôi tiếp tục thực hiện công việc tìm kiếm, quy tập hài cốt đồng đội để các anh, các chị ấy lại được “tụ họp” với nhau trong thời bình”.
Chất lượng khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Ngọc Hồi không ngừng được nâng lên. Ảnh: Hoàng Hà Nhà đại đoàn kết ở xã Bờ Y, nơi cộng đồng người Brâu sinh sống. Ảnh: Hoàng Hà
Chất lượng khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Ngọc Hồi không ngừng được nâng lên. Ảnh: Hoàng Hà
 
Chất lượng khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Ngọc Hồi không ngừng được nâng lên. Ảnh: Hoàng Hà Nhà đại đoàn kết ở xã Bờ Y, nơi cộng đồng người Brâu sinh sống. Ảnh: Hoàng Hà
Nhà đại đoàn kết ở xã Bờ Y, nơi cộng đồng người Brâu sinh sống. Ảnh: Hoàng Hà
Ghi nhận sự mất mát, đau thương của những người đã ngã xuống, huyện Ngọc Hồi đã phối hợp với các ngành chức năng thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, làm tốt công tác giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách. Huyện thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà đối tượng chính sách nhân ngày lễ, Tết, Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7). Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ sửa chữa nhà ở, giúp đỡ gia đình người có công khi gặp khó khăn đột xuất.

Trong sinh hoạt đời thường, người Gié-Triêng ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục ăn mặc đơn giản nhưng trong các dịp lễ hội quan trọng, trang phục truyền thống vẫn được họ trình diễn và ưa chuộng. Ảnh: Hoàng Hà
Trong sinh hoạt đời thường, người Gié-Triêng ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục ăn mặc đơn giản nhưng trong các dịp lễ hội quan trọng, trang phục truyền thống vẫn được họ trình diễn và ưa chuộng. Ảnh: Hoàng Hà

Ngọc Hồi hôm nay đang khởi sắc từng ngày. Ở vùng “đất lửa” này, bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập, thống nhất Tổ quốc vẫn ngân vang trong tâm trí mỗi người. Đó cũng là niềm tự hào, là động lực để đồng bào các dân tộc trong huyện cùng nhau chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Hoàng Hà – Hoàng Tâm
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm