Vỏ hàu là vị thuốc quý

Vỏ hàu là vị thuốc quý
Biến vỏ hàu thành dược liệu

Mẫu lệ là tên thuốc trong y học cổ truyền của vỏ hàu, một loài nhuyễn thể sống ở biển. Dược liệu vỏ hàu nguyên mảnh có hình bầu dục hoặc tam giác dài, to nhỏ, dày mỏng không đều. Mặt ngoài màu xám nhạt hoặc xám pha tía, vân cong hằn rõ, mép cong. Mặt trong màu trắng sữa, nhẵn bóng. Chất cứng, chắc nặng, đập khó vỡ.

Khi dùng chế biến vỏ hàu theo cách sau: Cho vỏ vào nồi cùng với cát, trát kín, nung khoảng 12 giờ đến khi vỏ có màu xanh nhạt và bóp vụn là được. Có thể nung khô hoặc tẩm giấm rồi tán thành bột mịn. Vỏ hàu chứa hàm lượng calci cao: 80-95% dưới dạng muối carbonat, phosphate, magiê, sắt, nhôm và chất hữu cơ.

Vỏ hàu là vị thuốc quý ảnh 1
Hàu là thực phẩm ngon và bổ dưỡng

Dược liệu vỏ hàu có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố tinh, làm dịu, giảm đau. Theo Y học cổ truyền, vỏ hàu còn gọi là vỏ hàu, có vị mặn, tính hơi lạnh, có tác dụng an thần, bổ âm, hóa đờm, trừ tà nhiệt, dùng để chữa ra mồ hôi trộm, đau dạ dày, sâu răng... Khi dùng, có thể dùng vỏ hàu nguyên tán nhỏ hoặc nung rồi mới tán nhỏ.

Công dụng bất ngờ từ vỏ hàu

Chữa đau bụng kinh: Vỏ hàu 20g, hoa hòe 30g, ích mẫu 25g. Vỏ hàu nung thành vôi, sắc cùng các vị thuốc trên với 150ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 5 ngày, trước kỳ kinh 10 ngày.

Vỏ hàu là vị thuốc quý ảnh 2
Vỏ hàu tán thành bột mịn có thể chữa được nhiều bệnh

Chữa ra mồ hôi trộm: Vỏ hàu 30g, hoàng kỳ 8g, ma hoàng 8g. Vỏ hàu nung thành vôi, tán bột mịn; hoàng kỳ, ma hoàng sắc đặc 300ml làm nước thuốc. Uống bột vỏ hàu và nước thuốc ngày 3 lần, uống trước khi ăn, uống từ 10 - 15 ngày.

Trị đau do viêm loét dạ dày: Vỏ hàu 15g, dạ cẩm 12g, hậu phác 10g, bạch truật 14g, cam thảo 12g, hoài sơn 16g, uất kim 12g, trần bì 10g, bồ công anh 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Chữa tiểu dắt, tiểu són, đái dầm: Vỏ hàu 40g, bong bóng lợn 1 cái. Vỏ hàu nung thành vôi, tán bột; bong bóng lợn rửa sạch. Cho bột vỏ hàu vào bong bóng lợn, hấp cách thủy, khi chín bỏ bột vỏ hàu đi, dùng nước sôi để nguội rửa sạch bong bóng lợn, thái nhỏ, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Sử dụng liền 1 tuần sẽ dứt tiểu dắt hay đái dầm.

Vỏ hàu là vị thuốc quý ảnh 3
Bột vỏ hàu dùng để điều chế thành các bài thuốc trị viêm loét dạ dày, tiểu sót, tiểu dắt...
Trị chứng dương hư ra nhiều mồ hôi: Vỏ hàu, rễ ma hoàng, nhân sâm, bạch truật, bán hạ, ngũ vị tử, mỗi vị 30g. Bá tử nhân 60g, tiểu mạch 15g. Làm viên hoàn, mỗi lần uống 10g. Uống liền 2 - 3 tuần tới khi hết triệu chứng, có thể uống vài liệu trình.

Trị suy nhược thần kinh: Vỏ hàu 12g, thạch hộc, mạch môn, hạ khô thảo, mỗi vị 12g, câu đằng 16g, kỷ tử, sa sâm,trạch tả, địa cốt bì, toan táo nhân, cúc hoa, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Theo langvietonline.vn

Có thể bạn quan tâm

Công nghệ "thuốc nano" mang lại hy vọng điều trị ung thư và Alzheimer

Công nghệ "thuốc nano" mang lại hy vọng điều trị ung thư và Alzheimer

Các nhà khoa học tại Đại học Bang Oregon (Hoa Kỳ) vừa công bố một phát minh đột phá trong việc vận chuyển thuốc kháng viêm qua hàng rào máu não, mở ra triển vọng mới trong điều trị nhiều bệnh lý nghiêm trọng như Alzheimer, xơ cứng rải rác, Parkinson và suy mòn do ung thư.

Ô nhiễm dược phẩm gây biến đổi hành vi di cư của cá hồi

Ô nhiễm dược phẩm gây biến đổi hành vi di cư của cá hồi

Một nghiên cứu quốc tế đăng trên tạp chí Science ngày 11/4 kết luận rằng dư lượng dược phẩm phổ biến trong môi trường có thể làm thay đổi hành vi di cư tự nhiên của cá hồi Đại Tây Dương, kéo theo những hệ lụy sinh thái khó lường.

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ nấm độc, cá nóc, so biển, cây, củ quả rừng tự nhiên

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ nấm độc, cá nóc, so biển, cây, củ quả rừng tự nhiên

Ngày 24/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 506/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị chức năng tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên…

Năm khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Năm khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; các trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Cao Bằng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nghi sởi

Cao Bằng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nghi sởi

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng thông tin, bệnh nhân Hoàng A.Q (sinh năm 2023, dân tộc Mông, trú tại Bản Oóng, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc) đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn) đã tử vong ngày 10/3, nghi liên quan đến bệnh sởi.

Phát hiện mới mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư

Phát hiện mới mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư

Ngày 17/3, Viện Nghiên cứu Y khoa Nhi (CMRI) tại thành phố Sydney công bố kết quả nghiên cứu mới cho thấy các nhà khoa học đã phát hiện một cơ chế đáng ngạc nhiên có thể giúp các tế bào trở thành “tấm khiên” ngăn ngừa ung thư.

Nga phát triển liệu pháp phóng xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Nga phát triển liệu pháp phóng xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà khoa học tại Đại học Bách khoa Tomsk (TPU), Nga, đã phát triển và được cấp bằng sáng chế cặp dược phẩm phóng xạ trị liệu (Theranostic) đầu tiên của Nga, mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo thông báo từ TPU, giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ban đầu đã thành công.

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ ngộ độc do ăn đá bào chứa glycerol

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ ngộ độc do ăn đá bào chứa glycerol

Các nhà nghiên cứu ở Anh và Ireland mới đây đã đưa ra cảnh báo trẻ em dưới 8 tuổi không nên ăn đá bào có chứa glycerol. Lý do là bởi món giải khát có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn trẻ nhỏ này tiềm ẩn nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Tập luyện cơ bắp giúp cải thiện giấc ngủ ở người cao tuổi

Tập luyện cơ bắp giúp cải thiện giấc ngủ ở người cao tuổi

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thái Lan, tập thể dục, đặc biệt là các bài tập tăng cường sức mạnh và tập aerobic, đã chứng minh hiệu quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ so với các hoạt động thông thường.

Cà Mau: 4 người nhập viện cấp cứu vì ăn cá nóc

Cà Mau: 4 người nhập viện cấp cứu vì ăn cá nóc

Ngày 4/3, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cho biết, bệnh viện tiếp nhận 4 bệnh nhân cùng ngụ tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, bị ngộ độc sau khi ăn cá nóc, trong đó có 2 trường hợp vẫn đang phải thở máy.

Nghiên cứu từ Anh về "siêu thực phẩm" cho não bộ

Nghiên cứu từ Anh về "siêu thực phẩm" cho não bộ

Một nghiên cứu mới từ Đại học Reading, Vương quốc Anh, đã mang đến những phát hiện đáng chú ý về tác động tích cực của việc bổ sung hạt óc chó vào bữa sáng đối với khả năng nhận thức ở người trẻ.

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Hiện đang là thời điểm giao mùa Đông - Xuân, với độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là dịch cúm.

Thực phẩm lên men giúp giảm stress, trầm cảm

Thực phẩm lên men giúp giảm stress, trầm cảm

Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Singapore vừa phát hiện mối liên hệ quan trọng giữa vi khuẩn đường ruột và sức khỏe tâm thần, mở ra hy vọng mới trong việc điều trị lo âu và trầm cảm thông qua chế độ ăn uống.