Dân ca giao duyên
Dân ca giao duyên là bộ phận có nhiều bài hát có giá trị nhất trong dân ca Mông. Nam nữ dân tộc Mông dùng lời hát giao duyên để bộc lộ, trao đổi tình cảm với nhau, đó là những bài hát tỏ tình, tương tư, thề thốt, đến các bài buồn khổ cho tình yêu đổ vỡ vì sự éo le, trắc trở...
“Gầu Plềnh” còn gọi là tiếng hát tình yêu, là một bản tình ca vô tận, vừa huyền thoại vừa thực tế, vừa ý nhị, vừa mộc mạc, vừa triết lý và dân dã.
Trong tất cả các làn điệu dân ca Mông, thì hát đối đáp giữa nam và nữ là phổ biến nhất. Hát đối đáp là hát ví nam và nữ, nó được sáng tác tại chỗ theo kiểu ngẫu hứng hoặc vận dụng theo những câu hát có sẵn cho phù hợp với cuộc đối đáp đang diễn ra. Hát đối đáp rất gần với thể nói, ví như làn điệu hát đối đáp: “Bàn tay có ngón dài ngón ngắn, em sợ chúng ta chẳng xứng đôi, không lấy được nhau”.
Dân ca giao duyên là bộ phận có nhiều bài hát có giá trị nhất trong dân ca Mông. Nam nữ dân tộc Mông dùng lời hát giao duyên để bộc lộ, trao đổi tình cảm với nhau, đó là những bài hát tỏ tình, tương tư, thề thốt, đến các bài buồn khổ cho tình yêu đổ vỡ vì sự éo le, trắc trở...
“Gầu Plềnh” còn gọi là tiếng hát tình yêu, là một bản tình ca vô tận, vừa huyền thoại vừa thực tế, vừa ý nhị, vừa mộc mạc, vừa triết lý và dân dã.
Trong tất cả các làn điệu dân ca Mông, thì hát đối đáp giữa nam và nữ là phổ biến nhất. Hát đối đáp là hát ví nam và nữ, nó được sáng tác tại chỗ theo kiểu ngẫu hứng hoặc vận dụng theo những câu hát có sẵn cho phù hợp với cuộc đối đáp đang diễn ra. Hát đối đáp rất gần với thể nói, ví như làn điệu hát đối đáp: “Bàn tay có ngón dài ngón ngắn, em sợ chúng ta chẳng xứng đôi, không lấy được nhau”.
Say đắm làn điệu giao duyên. |
Tiếng hát tình yêu chính là loại tình ca của nam nữ, loại bài phong phú và đa dạng nhất trong dân ca của người Mông, ta thường thấy những bài hát này phổ biến nhất là thanh niên nam nữ hát với nhau trong bất cứ trường hợp thuận lợi như: Đi làm nương rẫy, vào rừng lấy củi, lấy nấm, đi chơi chợ phiên, những lúc rảnh rỗi họ gặp nhau là họ hát vui với nhau.
Thanh niên nam nữ người Mông khi tự tình với nhau, họ ít thích hát lên bằng miệng, họ dùng khèn, kèn lá, sáo, đàn môi, thổi thành nhạc điệu người nghe hiểu được ngay nội dung bài hát mà “đối tượng của mình” đang diễn tả. Lối tự tình qua nhạc cụ này rất phổ biến tạo ra một năng khiếu thẩm nhạc riêng, nghe nhạc mà hiểu mọi tình ý của người chơi nhạc. Đây là biệt tài của thanh niên nam nữ người Mông đang được lưu giữ trong nền văn hóa đặc sắc này.
Giá trị chủ yếu trong tiếng hát tình yêu là ở chỗ các bài hát phản ánh trung thực những tình cảm, những ước mơ lành mạnh của nhân dân lao động. Tình yêu chân chính, lòng chung thủy, hạnh phúc gia đình... Đó là những điều người ta tha thiết, mong mỏi và được nói nhiều nhất. Từ các bài “Tiếng hát tình yêu” ta có thể nhận thức được khá đầy đủ về nhiều mặt đời sống xã hội, đời sống tình cảm của người Mông, càng thấy họ là người giàu tình cảm và rất coi trọng chữ tín, nghĩa...
Người Mông vui hội. Ảnh: Minh Phương |
Nhìn chung các bài hát dân ca giao duyên không chỉ là những lời tâm tình, những lời ngỏ của các chàng trai, cô gái Mông nơi núi rừng thơ mộng mà nó còn là những lời thương nhớ, những lời dặn dò khi người tình đi xa... Hay đó là những ước muốn, khát vọng của đôi lứa yêu nhau. Và đôi khi đó là những lời ca than trách sự bất công trong tình yêu, sự phụ bạc của kẻ tình, nỗi đau khổ khi đôi lứa phải chịu sự li biệt...
Nét đẹp của dân ca giao duyên
Những bài dân ca về đề tài tình yêu đôi lứa thể hiện được mọi khát vọng tình cảm của con người trong cuộc sống. Đó là bao nỗi khổ tâm, xót xa của chàng trai, cô gái đang sống trong xã hội đầy rẫy sự bất công, ngang trái. Đó là sự trân trọng những rung động trong tình cảm, tình yêu của con người. Đó là ước vọng thuần khiết mà thiết tha, chính đáng về một cuộc đời hạnh phúc. Từ những bài hát mang nội dung mời gọi như khát khao được tâm sự, được bộc lộ mình, để những nỗi niềm về nỗi nhớ, lời thở than trách móc được biểu hiện cụ thể qua từng câu hát đã chứng tỏ tình yêu thiết tha cháy bỏng.
Không chỉ thế mà ta có thể thấy tính cách Mông thẳng thắn, bộc trực, luôn coi trọng lòng chung thuỷ, sự chân thành trong tình yêu và sự lạc quan, yêu đời, luôn mong chờ vào hạnh phúc tương lai qua những bài hát ao ước, thề thốt rất đặc sắc và lời chia tay đầy lưu luyến qua những câu ca li biệt. Tất cả những nội dung đó đều có ý nghĩa giáo dục và nhân văn sâu sắc, luôn hướng con người đến những sự gắn bó, yêu thương con người với nhau hơn, đấu tranh để dành được sự yêu thương xứng đáng cho chính mình và mọi người...
Những chàng trai, cô gái Mông vui điệu giao duyên tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thanh Hà |
Dân ca giao duyên không chỉ chứa đựng những phong tục tập quán, những cách cảm nhận riêng của đồng bào trong đời sống, mà còn chứa đựng bao khát vọng trong sáng, rất mãnh liệt của họ về tình yêu, về hôn nhân trong một thời kỳ lịch sử đã qua. Ở đó thế giới tinh thần của đồng bào được biểu hiện rất sâu sắc, những trầm tích văn hóa - văn học dân gian lâu đời cũng được bảo tồn và gìn giữ. Dân ca Mông về tình yêu đôi lứa là tiếng lòng, là tâm hồn của mỗi người. Bởi nó phản ánh trung thực những tình cảm, những ước mơ lành mạnh của người dân lao động nơi rẻo cao núi đá. Đó là những cảm nhận về thiên nhiên, con người, tình yêu chân chính, lòng chung thuỷ trong tình yêu, về hạnh phúc gia đình, các phương thức ứng xử xã hội và còn là một hình thức sinh hoạt văn hoá giải trí lành mạnh, hấp dẫn. Từ những bài dân ca đó, người đọc có thể nhận thức được khá đầy đủ về đời sống xã hội, đời sống tình cảm, sự gắn bó, cố kết cộng đồng.
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)