Hoa văn trên trang phục dân tộc

Hoa văn trên trang phục dân tộc
Qua đó làm nổi bật nét tinh hoa văn hóa, quan điểm thẩm mỹ của dân tộc mình, biến những trang phục cùng nghệ thuật tạo hình hoa văn trên đó không chỉ là đồ mặc thông thường trong ngày Tết, lễ hội, hay cưới xin mà còn mang tính thẩm mỹ độc đáo, đi sâu vào đời sống tâm linh của cộng đồng.
 
Hoa văn trên trang phục dân tộc ảnh 1
Mô típ ngôi sao tám cánh xuất hiện trên nhiều trang trí của các dân tộc 
Với sự đa dạng các tộc người khác nhau nên nghệ thuật tạo hình hoa văn dân tộc Việt Nam cũng qua đó mà trở nên phong phú, nhiều kỹ thuật và hình thức thể hiện. Đó chính là nét cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ nhân dân tộc này tạo ra trong tác phẩm của mình làm cho nó không bị nhòa lẫn trong các hoa văn dân tộc khác. Qua đó làm nổi bật nét tinh hoa văn hóa, quan điểm thẩm mỹ của dân tộc mình, biến những trang phục cùng nghệ thuật tạo hình hoa văn trên đó không chỉ là đồ mặc thông thường trong ngày Tết, lễ hội, hay cưới xin mà còn mang tính thẩm mỹ độc đáo, đi sâu vào đời sống tâm linh của cộng đồng.

Hoa văn trang trí dân tộc là sản phẩm vật chất của lao động, đồng thời cũng là sản phẩm văn hóa, là biểu hiện sinh động của kỹ thuật thủ công gắn liền với khả năng thẩm mỹ. Mỗi dân tộc có cách tạo hình trang trí và sử dụng trang phục theo những đặc điểm văn hóa riêng của mình. Đó là sự thể hiện một trình độ thẩm mỹ cao, một đời sống tâm hồn giàu chất mỹ cảm nguyên sơ mà phong phú, hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên. Nó đã vượt qua giá trị sử dụng thông thường để đạt đến trình độ khá cao của thẩm mỹ dân gian. Có thể thấy cùng với tiếng nói, hoa văn dân tộc là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang đặc trưng riêng rất dễ nhận biết của mỗi tộc người.
 
Hoa văn trên trang phục dân tộc ảnh 2
Mô típ ngôi sao tám cánh của các dân tộc có những biến thể khác nhau
 
Mô típ hoa văn của các dân tộc nhìn chung đều có phần phức tạp và tỉ mỉ, màu sắc sử dụng phổ biến và chủ yếu là đỏ, vàng, trắng, xanh nổi bật trên nền vải đen để hạ bớt độ chói của các màu nguyên. Màu đen còn là chất vữa gắn các mảng nhỏ lại, bù đắp cho hình họa đã vỡ vụn, nối không màu với mọi màu, nâng màu sắc từ tẻ nhạt lên trang nhã và biến trang phục dân tộc trở thành một đồ án trang trí đầy nghệ thuật. Nghệ thuật tạo hình hoa văn còn thể hiện cả một quá trình lao động vất vả và kiên trì của người phụ nữ các dân tộc.

Về mô típ, hoa văn các dân tộc chung nhau nhiều yếu tố trang trí. Các hoa văn được cách điệu hóa dưới dạng hình học, phần lớn là: ô chéo, ngôi sao tám cánh, móc câu, chữ thập, hồi văn, hình vuông thủng, đường thẳng, hình thoi, đường zích zắc... tuy nhiên mỗi dân tộc đã tiết chế ra những mẫu trang trí khác nhau về tính cách với nhiều biến dạng phong phú mang đậm màu sắc của núi rừng và thiên nhiên. Về mô típ động vật điển hình thì có: rồng, hươu, nhện, bướm, ếch, rùa, công, phượng, chim,... đó là những con vật gắn bó, gần gũi với cuộc sống từng dân tộc, các hoa văn được kết cấu một cách linh hoạt, lồng ghép, chồng xếp, móc nối... trên nền vải nhưng không làm phá vỡ bố cục chung.

Về mặt bố cục, một số kiểu bố cục chung như thành dải và ô chéo cũng xuất hiện trên nhiều trang phục dân tộc nhưng cũng có những khác biệt. Như vậy có thể thấy mỗi một kiểu bố cục, hay một số mô típ hoa văn không phải là đặc thù của một dân tộc mà nó cũng mang đặc thù trong kho vốn chung cổ kính của nhiều cộng đồng khác nhau từng chung sống lâu đời trên đất nước ta. Tuy nhiên mỗi một tộc người đều có những biến thể riêng không thể trộn lẫn.

Trong quy trình tạo hình và trang trí hoa văn trên vải, mỗi một dân tộc lại có những kỹ năng, kỹ xảo khác nhau như triết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt; các kỹ thuật tạo hoa văn như thêu của dân tộc Dao, Phù Lá; in hoa văn bằng sáp ong (kỹ thuật batik) của H’Mông, Dao Tiền; kỹ thuật ikat của Cơ Tu, Khơ Me; ghép vải của dân tộc LôLô, Pu Péo; dệt của Thái, Mường và một số dân tộc Tây Nguyên. 

Hoa văn trên trang phục dân tộc ảnh 3
Hoa văn sử dụng kỹ thuật chắp vải trên trang phục dân tộc Lô Lô 

Hoa văn trên trang phục dân tộc ảnh 4
Hoa văn sặc sỡ
Kỹ thuật thêu

Kỹ thuật thêu phổ biến ở các dân tộc Dao, Mông, Thái, La Chí. Trong đó Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Coóc Mùn, Dao Ôgang, Dao Quần Chẹt đều có kỹ thuật thêu thoáng trên nền vải đen, vải chàm. Kỹ thuật thêu này để lộ nền đen có tác dụng làm giảm độ rực chói, mạnh mẽ của các mầu nguyên sắc làm cho hòa sắc chung trở nên đồng điệu, trang nhã. Trong đó kỹ thuật thêu của người Dao Tiền khá đặc biệt, không thêu đè lên các sợi vải mà luồn chỉ theo mắt sợi gọi là thêu luồn sợi, thêu ở mặt trái nhưng các hoạ tiết hoa văn lại nổi lên trên mặt phải của vải. Các họa tiết thêu chủ yếu là hình sao tám cánh, hình chữ thập ngoặc đơn và ngoặc kép, hình gà, hình hoa lá...

Người Mông thì có kỹ thuật thêu lát và thêu chéo mũi. Hai cách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không bị gò bó như trong kỹ thuật thêu luồn sợi. Trang trí mang được sắc thái rất riêng biệt, có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét.

Dân tộc La Chí thường có hai loại thêu chủ yếu là thêu móc và thêu xuyên. Trong đó, kỹ thuật thêu xuyên đơn giản hơn, nên chủ yếu được dùng để thêu các đường viền, còn thêu móc có độ phức tạp và cầu kỳ gồm các mô-típ hoa văn hình tam giác, hình chấm tròn, hình quả trám... với nhiều gam màu khác nhau là xanh trắng, đỏ, vàng, tím.

Kỹ thuật dệt

Nổi bật cho nghệ thuật dệt vải phải kể đến dân tộc Mường, Thái. Phụ nữ người Mường, Thái hầu như ai cũng biết dệt vải, đó là tiêu chuẩn đánh giá tài năng và sự đảm đang của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng. Do vậy, mặc dù điều kiện sống và các phương tiện rất thô sơ nhưng họ đã dệt được những tấm váy, áo rất đẹp và đặc trưng cho dân tộc mình. Cùng một loại hoa văn nhưng trong quá trình dệt, mỗi người lại cải biên, cách điệu các chi tiết để tạo nên kiểu dáng hoa văn theo ý thích cá nhân. Những người già thường giữ phong cách, quy tắc truyền thống để bảo lưu kỹ thuật dệt và hoa văn mẫu mực đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong khuôn khổ. Các thiếu nữ trẻ khi dệt thường tự do phóng khoáng hơn nên mẫu dệt có phần bị biến cải.

Thổ cẩm của người Mường mang đậm màu sắc hoa văn của núi rừng và thiên nhiên... Hoa văn trên thổ cẩm là những hình cách điệu từ hoa dẻ, hoa hồi, hạt gấc, quả trám... Nhưng độc đáo nhất vẫn là chiếc cạp váy. Cạp váy dệt bằng sợi tơ tằm với nhiều loại hoa văn trang trí trong đó có hoa văn động vật (phổ biết nhất là các mô - típ rồng, phượng, hươu, rùa, cá, nhện) hoa văn thực vật (hoa sen, hoa cà) và hoa văn hình học. Bên cạnh đó, những dân tộc trên dãy Trường Sơn như người Cơ Tu và Tà Ôi ngoài việc dệt hoa văn bằng chỉ màu, họ còn có sở trường dệt hoa văn bằng hạt cườm, tạo nên những hình ảnh sống động.

Kỹ thuật batik

Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến ở người H’Mông và Dao Tiền. Người ta vẽ hoa văn bằng sáp ong bằng cách nhúng bút vẽ vào sáp ong nấu chảy rồi vẽ lên vải mộc các họa tiết hoa văn. Sáp ong sẽ dính lại trên nền vải, sau đó tấm vải được đem đi nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi có được màu như ý muốn. Những chỗ vẽ sáp ong thì nước chàm sẽ không thấm vào. Sau khi giặt và phơi khô, người ta nấu chảy sáp ong đi cho sáp ong bám trên nền vải tan ra tạo những họa tiết trắng trên nền vải chàm sẫm. Ngoài ra họ cũng in sáp ong bằng cách dùng khuôn có chạm khắc các học tiết trang trí sẵn rồi nhúng vào sáp ong được đun nóng và dập lên vải mộc.

Kỹ thuật Ikat

Là kỹ thuật “nhuộm bao sợi”. Để có được những dải hoa văn gợn sóng trên vải thổ cẩm, người thợ dệt phải thực hiện qua nhiều công đoạn bằng cách che chắn, bao các đoạn sợi lại rồi mang đi nhuộm màu để sau đó chúng có tông màu đậm, nhạt khác nhau. Hoa văn này tuy đơn giản, không nổi bật như hoa văn hạt cườm hay hoa văn chỉ màu nhưng có màu sắc tự nhiên, mộc mạc, cổ xưa, những đường nét mờ ảo như mây như sóng. Tuỳ theo ý đồ trang trí của người thợ dệt, hoa văn gợn sóng được bố trí thành từng mảng, từng vệt dàn trải, chạy đều trên toàn bộ tấm vải dệt. Trước đây kỹ thuật này khá thịnh hành ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên nhưng nay đã thất truyền, chỉ còn người Cơ Tu ở làng Công Dồn (Nam Giang) nắm giữ kỹ thuật Ikat.

Hoa văn trên trang phục dân tộc ảnh 5
Hoa văn thêu chữ vạn đơn, chữ vạn kép của dân tộc Dao

Hoa văn trên trang phục dân tộc ảnh 6
Hoa văn bằng sáp ong của dân tộc Mông
Kỹ thuật chắp vải

Chắp vải là kỹ thuật tạo hoa văn bằng nhiều miếng vải nhỏ, màu sắc khác nhau khâu lên trên một tấm vải đơn sắc, đây là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến ở dân tộc Lô Lô đen, Lô Lô hoa, Pu Péo và H’Mông. Trong những khuôn thức bố cục chặt chẽ, các màu nguyên sắc được bố trí bên nhau làm rõ, làm tăng độ tương phản vốn có khiến hòa sắc trở nên rực rỡ, tươi sáng. Người Pu Péo thì ghép trên trang phục các dải hoa văn chắp ghép bằng vải mầu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, nổi lên rực rỡ viền quanh 2 tà áo. Các hình tam giác, quả trám, hình chữ nhật là những hình cơ bản được chắp ghép một cách tỉ mỉ, khéo léo trên tấm choàng phủ trước váy, quanh gấu váy và trên khăn đội đầu. Nhiều mẫu trang trí bằng cách chắp vải tạo nên các họa tiết hình mào gà, mặt trời thể hiện những ý niệm chung về tín ngưỡng sùng bái. Người H’Mông có kỹ thuật đáp vải rất tinh xảo gọi là "đáp vải ngược", nghĩa là mảnh vải đáp được cắt lượn thành các hoạ tiết rồi đáp lên y phục để lộ màu nền bên dưới.

Cùng màu sắc và kỹ thuật thể hiện, các mô típ hoa văn trở nên vô cùng tinh tế, bố cục chặt chẽ, hòa sắc rực rỡ và mang tính đặc trưng riêng. Có thể khẳng định, hoa văn cũng là một trong những nguồn sử liệu quý khi nghiên cứu về lịch sử văn hoá tộc người.

Hoa văn trên trang phục dân tộc ảnh 7
Mô típ ngôi sao tám cánh xuất hiện trên nhiều trang trí của các dân tộc nhưng có những biến thể khác nhau

Hoa văn trên trang phục dân tộc ảnh 8
Hoa văn thêu của dân tộc Phù Lá
 
Đối với đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam, văn hoá dân tộc luôn có giá trị là kiến thức nền tảng, vì vậy chúng ta không những cần phải tiếp thu những xu hướng nghệ thuật mới, những công nghệ tiên tiến, hiện đại của nhân loại, mà bên cạnh đó cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn với bản sắc riêng của dân tộc mình để đem đến những tác phẩm độc đáo và ấn tượng, toát lên được “hồn cốt” của những giá trị văn hóa lâu đời tại Việt Nam mà vẫn mang hơi thở thời đại. Do vậy việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc đặc biệt là nghệ thuật tạo hình hoa văn trang phục cần phải được coi trọng, đi sâu nghiên cứu để phục vụ cho chính cuộc sống hôm nay.

Tóm tắt nghệ thuật tạo hình hoa văn dân tộc

Nghệ thuật tạo hình hoa văn dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhiều kỹ thuật và hình thức thể hiện. Đó chính là nét cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ nhân dân tộc này tạo ra trong tác phẩm của mình làm cho nó không bị nhòa lẫn trong các hoa văn dân tộc khác. Nó đã vượt qua giá trị sử dụng thông thường để đạt đến trình độ khá cao của thẩm mỹ dân gian. Có thể thấy cùng với tiếng nói, hoa văn dân tộc là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang đặc trưng riêng rất dễ nhận biết của mỗi tộc người. Mô típ hoa văn của các dân tộc nhìn chung đều có phần phức tạp và tỉ mỉ, màu sắc sử dụng phổ biến và chủ yếu là đỏ, vàng, trắng nổi bật trên nền vải đen để hạ bớt độ chói của các màu nguyên. Về mặt bố cục, một số kiểu bố cục chung như thành dải và ô chéo cũng xuất hiện trên nhiều trang phục dân tộc tuy nhiên mỗi một tộc người đều có những biến thể riêng không thể trộn lẫn. Trong quy trình tạo hình và trang trí hoa văn trên vải, mỗi một dân tộc lại có các kỹ thuật tạo hoa văn riêng như thêu của dân tộc Dao, Phù Lá; in hoa văn bằng sáp ong (kỹ thuật batik) của Mông, Dao Tiền; kỹ thuật ikat của Cơ Tu, Khơ Me; ghép vải của dân tộc LôLô, Pu Péo; dệt của Thái, Mường và một số dân tộc Tây Nguyên. Cùng màu sắc và kỹ thuật thể hiện, các mô típ hoa văn trở nên vô cùng tinh tế, bố cục chặt chẽ, hòa sắc rực rỡ và mang tính đặc trưng riêng. Có thể khẳng định, hoa văn cũng là một trong những nguồn sử liệu quý khi nghiên cứu về lịch sử văn hoá tộc người.
Theo vietnamfineart.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Thế hệ trẻ dân tộc Raglai giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

Thế hệ trẻ dân tộc Raglai giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

Về với vùng núi Khánh Sơn hay Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ người Raglai miệt mài tập múa, gõ chiêng hay tự tay chuẩn bị bộ trang phục truyền thống cho buổi trình diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025. 

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4): Từ hồn cốt dân tộc đến động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4): Từ hồn cốt dân tộc đến động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Trong dòng chảy lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa của 54 dân tộc anh em không chỉ là biểu tượng của sự phong phú và đa dạng, mà còn là cội nguồn tạo nên sức mạnh tinh thần, là nguồn lực chiến lược để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thay áo mới cho nhà rông Kon Sơ Lăl

Thay áo mới cho nhà rông Kon Sơ Lăl

Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nhà rông Kon Sơ Lăl - “trái tim” của người Bahnar ở xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vừa được thay mái mới sau nhiều năm che nắng gió, mưa ngàn. Không máy móc, không bê tông cốt thép, công trình mang đậm tinh thần cộng đồng, được dựng lại từ đôi tay, trí nhớ và tình yêu văn hóa của chính những người dân trong làng.

Đưa di sản văn hóa địa phương đến với trẻ em vùng cao Bình Thuận

Đưa di sản văn hóa địa phương đến với trẻ em vùng cao Bình Thuận

Sáng 14/4, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức khai mạc trưng bày, triển lãm tranh “Học sinh với di sản văn hóa địa phương và chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Sự kiện nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương tại các bảo tàng, di tích trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2020 - 2025.

 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Di sản văn hóa là động lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Di sản văn hóa là động lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững

Tối 13/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày Đức Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế; đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng, Di tích Quốc gia Nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo, Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.

Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Chương trình Áo dài nghệ thuật "Hương sắc Việt Nam" đã diễn ra tối 13/4, tại Hà Nội. Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, nhằm kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025); 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); tiếp nối thành công của "Tuần lễ Áo dài" từ năm 2019 đến nay.

Tưng bừng Tết té nước của dân tộc Lào ở Na Sang

Tưng bừng Tết té nước của dân tộc Lào ở Na Sang

Vào trung tuần tháng Tư hằng năm, đồng bào dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) lại tưng bừng đón Tết cổ truyền Bun Huột Nặm – Lễ hội té nước đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Nghi lễ thả đèn hoa đăng trên sông tại Tết cổ truyền Bunpimay - Lào Phật lịch 2568 năm 2025 ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Đặc sắc Tết Bunpimay - Lào 2025 tại Đắk Lắk

Trong hai ngày 12 - 13/4, tại đảo Ây Nô (Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn, buôn Trí, xã Krông Na), UBND huyện Buôn Đôn phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay - Lào (Phật lịch 2568) năm 2025 và Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Buôn Đôn.

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Từ ngày 11-13/4 (14-16/3 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) diễn ra Lễ hội Vía Bà Chúa xứ năm 2025. Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Đồng Tháp, thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái.

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào dịp tháng 3 âm lịch nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên đế, tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Trải qua 1.057 năm, Lễ hội Hoa Lư không chỉ giữ nguyên những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hóa mà còn tạo tiền đề để phát triển du lịch Ninh Bình, xứng danh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

Nhân dịp đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, tối 10/4, tại quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp với UBND huyện Tri Tôn tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer lần thứ XIV năm 2025.

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, vào các tối 12 và 13/4, khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên ngay tại Hà Nội với chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” do Đoàn Ca múa Dân tộc Đắk Lắk biểu diễn, mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên ngay tại Thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị di sản văn hóa gốm Chăm

Nâng tầm giá trị di sản văn hóa gốm Chăm

Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.

Người dân Cà Mau hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân Cà Mau hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương

Hòa cùng không khí của cả nước, ngày 7/4, tại Đền thờ Vua Hùng (tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cà Mau tổ chức Lễ Giỗ Tổ Vua Hùng với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.

Toàn cảnh Bến Lộc An – Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: vungtau.gov.vn

Vùng đất lịch sử Xuyên Mộc - thủ phủ du lịch Đông Nam Bộ

Sự kiện di tích Bến tàu không số Lộc An (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào cuối tháng 11/2024 đã khẳng định giá trị lịch sử của địa danh này. Cùng với những tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, những năm qua, Xuyên Mộc vươn mình mạnh mẽ thành một thủ phủ du lịch của cả vùng Đông Nam Bộ.

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Tối 6/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ), Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 chính thức khai mạc với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”.

Ông Sok Daret, Tổng lãnh sự Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh (phải) thực hiện nghi lễ tắm Phật. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN

Lễ hội Tết cổ truyền các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 6/4, tại chùa Phổ Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) phối hợp với Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hội đón Tết cổ truyền Bunpimay của người dân Lào, Tết Songkran của Thái Lan, Tết Chôl Chhnăm Thmây của Campuchia và Tết Thingyang của Myanmar.

Lễ hội té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên

Lễ hội té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên

Sáng 6/4, đồng bào dân tộc Lào ở bản Pa Xa Lào, xã biên giới Pa Thơm, huyện Điện Biên (Điện Biên) tổ chức Tết truyền thống Khăm bản (Hội té nước). Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của dân tộc Lào với mục đích cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, hạnh phúc.

Các đội thi gói bánh chưng. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Hấp dẫn Hội thi bánh dân gian Nam Bộ

Trong khuôn khổ Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ, sáng 6/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội thi bánh dân gian và cây cảnh bonsai Đền Hùng Cần Thơ năm 2025.

Các đội quyết tâm thi đấu và giành chiến thắng ngay ở những vòng đua đầu tiên. Ảnh: Tạ Toàn - TTXVN

Mãn nhãn với cuộc đua bơi chải trên hồ Công viên Văn Lang

Trong khuôn khổ các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa, du lịch - Đất Tổ năm 2025, sáng 6/4, Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa Du lịch - Đất Tổ 2025 tổ chức Hội thi bơi chải mở rộng trên hồ công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

Bảo tồn và phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Bảo tồn và phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt không chỉ là nét đẹp văn hóa tâm linh đặc sắc mà còn thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Việc Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại càng khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của di sản trong đời sống văn hóa của người dân.