Những năm vừa qua, các di sản văn hóa Chăm đã có đóng góp không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch đến với tỉnh Bình Thuận. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, khai thác di sản văn hóa Chăm trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc sẽ tạo bứt phá cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới...
Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây không chỉ là định hướng mà còn là cơ hội để bảo tồn, quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương nhằm thu hút đông đảo du khách đến khám phá, trải nghiệm.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin: Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI sẽ diễn ra từ ngày 27-29/9 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung, Ninh Thuận là vùng đất lưu giữ những dấu ấn "vàng son" của nền văn hóa Chăm, với hệ thống các đền tháp cổ kính, những lễ hội truyền thống đặc sắc và phong tục tập quán mang đậm bản sắc. Nổi bật trong số đó là các hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia, thu hút du khách từ các nơi đến thưởng lãm, khám phá.
Với mục tiêu tạo nhiều đột phá trong Năm Du lịch Quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, phát triển đa dạng sản phẩm từ bản sắc văn hóa là một trong những giải pháp được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận chú trọng thực hiện.
Huyện Bắc Bình (Bình Thuận) là nơi hội tụ nhiều nét đặc sắc của văn hóa Chăm miền đồng bằng và ven biển. Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa Chăm nơi đây luôn được cấp ủy và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, chú trọng…
Cùng với tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng, xu hướng du lịch gắn với tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa bản địa đang ngày càng hấp dẫn du khách. Nắm bắt xu hướng này, Ninh Thuận tập trung gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch để tạo điểm nhấn thu hút du khách.
Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh ra và lớn lên tại làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Dành cả cuộc đời, sự nghiệp cho văn hóa Chăm, ông thường được ví như “thư viện sống”, là chiếc cầu nối mang văn hóa Chăm đến gần hơn với công chúng.
Trong số các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì đồng bào Chăm có trên 84.800 người, chiếm 12% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận có nét văn hóa sắc thái rất đặc trưng, mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong những năm qua, các giá trị văn hóa của đồng bào Chăm có nguy cơ bị mai một, rất cần được bảo tồn bài bản.
Sáng 28/9 (tức ngày 1/7 Chăm lịch), Lễ hội Katê năm 2019 của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn ở tỉnh Ninh Thuận đã chính thức diễn ra tại hai tháp chính là Pô Klong Garai ở phường Đô Vinh (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) và Pô Rômê, ở xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước). Lễ hội diễn ra trang trọng, chu đáo, theo đúng nghi thức tín ngưỡng truyền thống của đồng bào.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm lần thứ V năm 2019 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức đang diễn ra tại thành phố Tuy Hòa với nhiều hoạt động sôi nổi.
Tỉnh Ninh Thuận đang huy động nguồn lực triển khai đề án hỗ trợ các làng nghề truyền thống phát triển, nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) là một trong những làng nghề tiên phong ở Ninh Thuận tìm hướng đổi mới dòng sản phẩm gốm dân dụng, kết hợp phát triển dòng gốm trang trí nhằm tạo sức hút từ thị trường.
Vượt qua gần 70 công trình nghiên cứu, cuốn sách “Tượng thờ Hindu giáo: Từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt” giành giải Nhất Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2018 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 2018 trao tặng. Những ngày cuối năm 2018, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam có may mắn được tiếp xúc với đại diện nhóm tác giả của công trình đặc biệt ấy, được chia sẻ những câu chuyện thú vị, ý nghĩa làm nên thành công lớn này. Xin giới thiệu loạt 2 bài về chủ đề này.
Ngày 8/8, tại Ninh Thuận, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo khoa học về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản âm nhạc của đồng bào Chăm. Hội thảo là dịp để các nhà quản lý văn hóa, các nhà khoa học, các nghệ nhân cùng bàn luận, tìm giải pháp nhằm gìn giữ,phát huy các giá trị di sản âm nhạc đồng bào Chăm trước xu thế hội nhập.
Lễ hội, lễ tục Chăm là cái nôi chứa đựng kho tàng văn nghệ dân gian đặc sắc, trong đó múa là phần hồn không thể thiếu. Hầu như không có lễ hội nào của người Chăm lại thiếu đi những điệu múa dân gian đặc sắc hòa với tiếng trống gineng và tiếng kèn saranai.
Chiều 5/5/2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khẩn cấp tháp Núi Bút (phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).
Nằm bên bờ bắc sông Đà Rằng thuộc thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), tháp Nhạn được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, tọa lạc uy nghi trên đỉnh núi Nhạn.