Inrasara - “Thư viện sống” về văn hóa Chăm

Inrasara trong buổi giới thiệu tác phẩm“Hàng Mã kí ức”, tuyển tập những câu chuyện về những trải nghiệm cá nhân và “những mảnh vụn của văn hóa Chăm” mà tác giả được hun đúc
Inrasara trong buổi giới thiệu tác phẩm“Hàng Mã kí ức”, tuyển tập những câu chuyện về những trải nghiệm cá nhân và “những mảnh vụn của văn hóa Chăm” mà tác giả được hun đúc

Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh ra và lớn lên tại làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Dành cả cuộc đời, sự nghiệp cho văn hóa Chăm, ông thường được ví như “thư viện sống”, là chiếc cầu nối mang văn hóa Chăm đến gần hơn với công chúng

Inrasara - “Thư viện sống” về văn hóa Chăm ảnh 1Đối với đồng bào Chăm và độc giả, Inrasara là “Thư viện sống” về văn hóa Chăm. Ảnh: Tuệ Tri

Sinh ra ở làng Chakleng - một làng Chăm chuẩn, làng Chăm duy nhất có tên trên bi kí cổ Chămpa, Inrasara được hít thở không khí Chăm từ thuở thiếu thời, được tắm gội trên con sông Chăm ngàn năm tuổi. Từ những vần thơ Chăm cổ cha đọc cho nghe, Inrasara dần thuộc nằm lòng và văn hoá Chăm đã thấm vào ông một cách tự nhiên như thế. 

Inrasara - “Thư viện sống” về văn hóa Chăm ảnh 2Tác giả Inrasara (bên phải) trong một chương trình giao lưu với khán thính giả do Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Ảnh: Tuệ Tri

Inrasara thích dạo quanh các ngôi làng Chăm của tỉnh Ninh Thuận, say mê lắng nghe và ghi chép các câu tục ngữ, ca dao từ những cuộc nói chuyện đời thường của người dân quê; rồi lại mượn những quyển trường ca, sử thi Chăm về nhà nghiền ngẫm. Các bản sưu tầm cứ ngày một dày lên, đến năm 1994, “Văn học Chăm - khái luận”, tác phẩm đầu tay của ông ra đời. 

Inrasara - “Thư viện sống” về văn hóa Chăm ảnh 3Inrasara - “thư viện sống” về văn hóa Chăm. Ảnh: Tuệ Tri

Sau 25 năm miệt mài nghiên cứu và sáng tác, Inrasara cho ra đời hàng loạt công trình nổi tiếng như tập thơ và trường ca “Tháp nắng”, tập tiểu luận “Văn hóa - Xã hội Chăm”, tạp thơ song ngữ Việt - Chăm “Sinh nhật cây xương rồng”, “Nghiên cứu và đối thoại”, “Minh triết Chăm”, “Văn học Chăm” (3 tập), “Từ điển song ngữ Chăm - Việt” (4 cuốn) …

Inrasara - “Thư viện sống” về văn hóa Chăm ảnh 4Inrasara trong buổi giới thiệu tác phẩm“Hàng Mã kí ức”, tuyển tập những câu chuyện về những trải nghiệm cá nhân và “những mảnh vụn của văn hóa Chăm” mà tác giả được hun đúc
Inrasara - “Thư viện sống” về văn hóa Chăm ảnh 5Inrasara trong một chuyến tham quan, thực tế sáng tác tại Nhật Bản. Ảnh: Tuệ Tri

Đối với Inrasara, văn chương là phương phức biểu đạt trọn vẹn nhất để bộc lộ tâm hồn dân tộc ChămTự nhận sứ mệnh làm cầu nối văn hóa Chăm với các dân tộc khác, cầu nối Việt Nam với các quốc gia Đông Nam Á và thế giới, Inrasara thường xuyên chia sẻ những hiểu biết của mình về văn hóa Chăm với sinh viên các trường đại học, giới thiệu về văn hóa Chăm cho nhiều tạp chí trong và ngoài nước.

Anh Dũng - Tuệ Tri

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm