Chiều 25/8, tại sân Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Bắc Kạn, Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc đã chính thức khai mạc.
Trong khuôn khổ Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Trà Vinh năm 2024 với chủ đề “Từ di sản Việt đến thiên nhiên Xanh”, đã có nhiều hoạt động thú vị như biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, giới thiệu các món ăn đặc trưng của địa phương, trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP... để các chuyên gia du lịch, đơn vị lữ hành, du khách trải nghiệm, thưởng thức.
Xây dựng hồ sơ đưa phở vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đồng thời bảo tồn văn hóa ẩm thực gắn với phát triển du lịch địa phương... là nội dung chính được đưa ra tại Tọa đàm khoa học "Phở trong bối cảnh đương đại dưới góc nhìn từ di sản văn hóa".
Tối 26/4, tại Khu Văn hóa Làng lụa Hội An diễn ra đêm văn hóa ẩm thực với chủ đề "Không gian văn hóa ẩm thực làng lụa Hội An, điểm đến du lịch xanh". Đây là sự kiện chào mừng Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( 30/4/1975 - 30/4/2024 ), Ngày Quốc tế lao động (1/5) và chuỗi kích cầu du lịch hè 2024 “Quảng Nam, miền xanh di sản”.
Hà Nội có văn hóa ẩm thực đặc sắc, kết tinh từ các tinh hoa văn hóa hàng nghìn năm nay, hiện đang trở thành nguồn lực cho phát triển văn hóa, du lịch góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) đang nỗ lực thực hiện đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024". Hiệp hội coi đây là việc làm thiết thực nhất nhằm góp phần đưa nền văn hóa ẩm thực nước nhà phát triển bền vững, đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới bằng ẩm thực.
Với vị trí đặc biệt quan trọng của ngày “Tết” trong đời sống người Việt, những món ăn được lựa chọn sử dụng trong những ngày đầu năm cũng chứa đựng những gì tinh túy nhất, đặc trưng nhất của ẩm thực cổ truyền. Trải dài đất nước, từ Hà Giang cực Bắc đến Cà Mau đất mũi miền Nam, dù có vô vàn món ăn khác nhau, cách chế biến cũng không giống nhau, song mỗi món ăn đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống, truyền tải những thông điệp chung về cuộc sống và cội nguồn.
Ngành Du lịch Hà Nội đang xây dựng văn hóa ẩm thực thành sản phẩm du lịch đặc sắc đậm chất Hà thành, thu hút khách du lịch đến với Thủ đô, nhằm hiện thực hóa mong mỏi của những người làm du lịch.
Theo thống kê của tổ chức Du lịch Thế giới, mỗi du khách thường chi trung bình 1/3 tổng chi phí của chuyến đi cho các hoạt động liên quan ẩm thực. Điều này chứng tỏ, đối với du khách, ẩm thực không đơn thuần là việc ăn, uống mà còn là sự khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một vùng, miền, quốc gia. Vì vậy, để sản phẩm du lịch đặc biệt này được tỏa sáng một cách bền vững hơn, ngành Du lịch, các đơn vị liên quan, từng doanh nghiệp dịch vụ du lịch cần chú trọng nhiều hơn đến các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, đầu tư công phu hơn cho khâu giới thiệu về nghệ thuật ẩm thực gắn với bản sắc văn hóa, đời sống sinh hoạt của cư dân địa phương.
Ẩm thực truyền thống của đất nước Việt Nam nói chung, của vùng đất Nam Bộ nói riêng chính là di sản đã được hình thành, lưu giữ trong dòng chảy văn hóa của cả dân tộc. Bảo tồn, phát huy vốn quý này, xác định văn hóa ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch chiến lược là hướng đi đang được nhiều địa phương triển khai với các hình thức khác nhau, góp phần “níu chân” du khách đến và ở lại lâu hơn trong mỗi chuyến du lịch.
Năm 2019, tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 26 dành cho khu vực châu Á và châu Đại Dương, Việt Nam lần đầu được vinh danh ở hạng mục điểm đến hàng đầu châu Á. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của ẩm thực Việt - trong đó có ẩm thực Nam Bộ gắn với các hoạt động du lịch đã được khẳng định với du khách khắp năm châu.
Nói đến Tết Nguyên đán - Tết cổ truyền của mỗi người dân đất Việt không thể không nhắc tới nghệ thuật ẩm thực qua những mâm cỗ Tết được lưu truyền, gìn giữ qua các thế hệ, làm nên bản sắc văn hóa đặc sắc. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, mâm cỗ ngày Tết ít nhiều đã có phần giản tiện hơn, có những biến tấu linh hoạt trong mỗi gia đình, song nhìn chung những nét cơ bản và tinh túy nhất của mâm cỗ Tết vẫn luôn được mỗi gia đình người Việt trân trọng gìn giữ, duy trì mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Bên cạnh những cảnh đẹp đầy mê hoặc, văn hóa ẩm thực cũng góp phần không nhỏ giúp đất võ Bình Định níu chân du khách. Khi khám phá ẩm thực Bình Định, chắc chắn sẽ là một thiếu sót lớn nếu du khách chưa được thưởng thức 10 món đặc sản dưới đây.
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng đất có nền văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú với nhiều đặc sản, món ăn nổi tiếng; trong đó có bánh cóng Đại Tâm thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Ngày bé, mỗi lần đi chợ cùng bà, tôi lại được thưởng thức món bánh rán lúc lắc. Nếu ai chưa từng thưởng thức thì chỉ nghe đến cái tên bánh thôi đã thấy lạ, bởi khi cầm bánh lên người ăn cảm nhận được phần nhân bánh lăn bên trong vỏ bánh.
Thịt trâu được giới ẩm thực biết đến với các món ăn như: thịt trâu xào rau muống, thịt trâu nấu lá lồm, thịt trâu khô… nhưng với anh Hiếu Mường, một người chuyên nghiên cứu về văn hóa Mường ở Hòa Bình lại có lối chế biến khá lạ, đó là chả trâu cuốn lá bưởi nướng.