Trong khuôn khổ Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Trà Vinh năm 2024 với chủ đề “Từ di sản Việt đến thiên nhiên Xanh”, đã có nhiều hoạt động thú vị như biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, giới thiệu các món ăn đặc trưng của địa phương, trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP... để các chuyên gia du lịch, đơn vị lữ hành, du khách trải nghiệm, thưởng thức.
Sáng ngày 18/8/2024, tại Di tích Lịch sử Dinh Độc Lập, Tp. Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phối hợp Hội trường Thống Nhất tổ chức Chương trình xúc tiến du lịch của tỉnh Trà Vinh với sự tham gia của các chuyên gia du lịch, đơn vị lữ hành, du khách trong nước và quốc tế.
Trà Vinh được đánh giá có nhiều tiềm năng du lịch, điển hình như vùng đất gắn bó lâu đời của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa; nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc; văn hóa ẩm thực mang “hương vị miền đất phúc” và có 6 điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL).
Gian hàng giới thiệu các điểm đến của tỉnh Trà Vinh. Ảnh: An HiếuDu khách tham quan, tìm hiểu về các điểm đến tại tỉnh Trà Vinh. Ảnh: An HiếuDu khách tìm hiểu thông tin các điểm đến tại Trà Vinh tại chương trình. Ảnh: An Hiếu
Nằm trong khuôn khổ của Hội nghị, đã diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như Không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống tỉnh Trà Vinh với các loại hình múa Rô-băm, múa Áp-sa-ra, múa Gáo, sân khấu Dù kê, nghệ thuật diễn tấu dàn nhạc ngũ âm Khmer, đờn ca tài tử và các ca khúc về quê hương Trà Vinh.
Không gian trình diễn nhạc ngũ âm truyền thống Khmer tại chương trình. Ảnh: An HiếuCác nhạc cụ truyền thống trong nhạc ngũ âm Khmer được giới thiệu tại chương trình. Ảnh: An HiếuDu khách tham quan, trải nghiệm các nhạc cụ trong dàn nhạc ngũ âm Khmer tại chương trình. Ảnh: An Hiếu
Không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật Khmer thu hút đông đảo du khách tham quan. Ảnh: An Hiếu Du khách quốc tế cùng hòa mình vào không gian biểu diễn văn hóa, nghệ thuật Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu Du khách quốc tế thích thú với không gian biểu diễn văn hóa, nghệ thuật Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu Múa gáo - Tiết mục múa truyền thống của đồng bào Khmer Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu Các nghệ sỹ Khmer trình diễn tiết mục múa tại chương trình. Ảnh: An HiếuTrình diễn "Múa gáo" truyền thống Khmer tại chương trình. Ảnh: An HiếuDu khách tham quan, mua sắm các đặc sản Trà Vinh tại chương trình. Ảnh: An Hiếu
Tại không gian trưng bày còn giới thiệu các sản phẩm OCOP (kẹo dừa sáp, mứt dừa sáp, mật hoa dừa, dừa sáp sợi) triển lãm hình ảnh du lịch, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, quà tặng du lịch... của tỉnh Trà Vinh.
Các loại bánh được làm bằng khoai mì nhiều sắc màu được giới thiệu tại chương trình. Ảnh: An HiếuĐặc sản mứt dừa sáp được trưng bày tại chương trình. Ảnh: An Hiếu
Giang hàng đặc sản Trà Vinh thu hút đông đảo du khách đến tham quan và thưởng thức. Ảnh: An HiếuKhông gian trưng bày các đặc sản truyền thống Trà Vinh tại chương trình. Ảnh: An HiếuKhách tham quan, mua sắm tại các gian hàng thực phẩm truyền thống Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu Khách tham quan thưởng thức các món ăn truyền thống Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu
Ngoài ra, tại không gian văn hóa ẩm thực tỉnh Trà Vinh còn có các tiết mục trình diễn và giới thiệu các món ăn đặc trưng của địa phương và các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh như bún nước lèo, bún suông, bánh xèo, bánh lá, chè bưởi... phục vụ khách tham quan.
Bánh tét Trà Cuôn , thương hiệu ẩm thực nổi tiếng của Trà Vinh. Ảnh: An HiếuEm Thạch Thị Trúc Như, người Khmer ở huyện Châu Thành (Trà Vinh) giới thiệu các món ăn đặc sản Trà Vinh tại chương trình. Ảnh: An HiếuÔng Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phát biểu tại chương trình. Ảnh: An HiếuTiến sĩ Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch Tp. Hồ Chí Minh trình bày ý kiến tại chương trình. Ảnh: An HiếuGiáo sư Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, Giảng viên Trường Đại Học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn Tp. Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến. Ảnh: An Hiếu
Đại diện đơn vị lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh phát biểu tại chương trình. Ảnh: An HiếuHội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Trà Vinh tại Dinh Độc Lập, Tp. Hồ Chí Minh thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp du lịch tham gia. Ảnh: An Hiếu
Chương trình xúc tiến du lịch của tỉnh Trà Vinh được tổ chức nhằm triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2024; giới thiệu tiềm năng du lịch, hình ảnh và nét đẹp văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc của tỉnh Trà Vinh.
Với hơn 180 km đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Lào Cai có vị trí quan trọng trong kết nối du lịch Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc. Tỉnh đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch.
Chiều 24/3, tại thành phố Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị “Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn 2025”, với sự tham dự của lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các tổ chức, doanh nghiệp, công ty lữ hành khu vực miền Trung.
Ngày 22/3, tại khu vực suối Tà Má, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, hàng nghìn người ở trong và ngoài tỉnh đã đổ về suối Tà Má để tham gia khai mạc Lễ hội hoa trang với chủ đề “Hương sắc hoa trang – Hòa quyện văn hóa và thiên nhiên”.
Tối 21/3, Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ II, năm 2025 với chủ đề “Về miền đỗ quyên rực rỡ” đã khai mạc tại hồ Mường Lự, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu).
Năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tập trung phát triển du lịch thông qua đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch, xây dựng và kết nối tour tuyến du lịch để thu hút khách.
Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia vào năm 2013, năm 2025, Huế tiếp tục tổ chức sự kiện này với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" mang nhiều kỳ vọng cho ngành "công nghiệp không khói". Địa phương đã sẵn sàng cho chuỗi các hoạt động nhằm tạo đà bứt phá cho thương hiệu du lịch Huế trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, là chủ đề của Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu với đoàn viên thanh niên diễn ra ngày 20/3.
Nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm cho người dân địa phương và du khách tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hóa, tỉnh Bắc Ninh đã quyết định tăng số lượng chuyến và phương tiện vận chuyển trong tour du lịch miễn phí “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu di sản”.
Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.
Hà Giang, địa danh nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng mộc mạc nép mình bên triền đá ẩn giấu bao điều thú vị về văn hóa, cuộc sống chân thực của đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới (theo dữ liệu tìm kiếm từ nền tảng du lịch số Agoda).
Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.
Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.
Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.
Sau 5 ngày (9 - 13/3) diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Thành phố cà phê” đã bế mạc tối 13/3 tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).
Tối 13/3, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Lễ Nghinh Ông Sông Đốc đã chính thức khai mạc với chủ đề “Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc - Cà Mau 100 năm hình thành và phát triển”.
Từ đầu năm đến nay, Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, Bình Phước) đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến tham quan. Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
Huyện vùng cao Tam Đường có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là sự mến khách, khung cảnh nên thơ của những bản du lịch cộng đồng đã giữ chân được nhiều du khách khi đến tham quan, khám phá.
Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.
Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…
Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị danh thắng núi Chứa Chan trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai, vùng Đông Nam bộ và cả nước, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 699/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh Núi Chứa Chan đến năm 2030.
Ngày 11/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng năm 2025.
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chừng 50 km, bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng có khoảng 1.200 cây hoa ban cổ thụ. Vào tháng 3 hàng năm, rừng ban cổ thụ ở Nặm Cứm bung nở trắng muốt khiến bản làng bừng sáng, đẹp như xứ sở mộng mơ.
Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.
Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.
Tây Ninh đang đứng trước nhiều cơ hội và tiềm năng thu hút lượng lớn du khách, với hàng loạt sự kiện trọng đại trong thời gian tới. Đặc biệt, dịp lễ 30/4 - 1/5 sẽ là thời điểm sôi động khi tỉnh đón chào lượng khách du lịch đổ về tham quan và trải nghiệm. Không chỉ vậy, Tây Ninh còn vinh dự tiếp đón đoàn Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen.
Ninh Thuận - “vùng đất đầy nắng và gió” đang phấn đấu vươn lên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và trên bản đồ du lịch Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó chú trọng thu hút đầu tư, nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch.
Sáng 9/3, hàng ngàn du khách và nhân dân đã tham dự hoạt động uống cà phê miễn phí tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.