Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Hải Dương không chỉ được các cấp chính quyền quan tâm mà còn có sự chung tay của nhiều tổ chức, cá nhân. Hàng năm từ nguồn xã hội hóa, tỉnh đã huy động hàng trăm tỷ đồng để gìn giữ những giá trị văn hóa này. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, từ năm 2005, tỉnh đã kiểm kê, tư liệu hóa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội cổ truyền, tri thức dân gian, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian...
Trong khuôn khổ Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Trà Vinh năm 2024 với chủ đề “Từ di sản Việt đến thiên nhiên Xanh”, đã có nhiều hoạt động thú vị như biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, giới thiệu các món ăn đặc trưng của địa phương, trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP... để các chuyên gia du lịch, đơn vị lữ hành, du khách trải nghiệm, thưởng thức.
Dù cuộc sống nhiều khó khăn và các loại hình nghệ thuật truyền thống bị lấn át bởi các phương tiện giải trí khác, nhưng bằng tình yêu và lòng đam mê văn hóa truyền thống, người dân xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) luôn nỗ lực khôi phục, bảo tồn nghệ thuật truyền thống hát múa Bả trạo.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết: UBND tỉnh Bắc Ninh vừa quyết định triển khai tổ chức trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tại một số điểm du lịch phục vụ nhân dân và khách du lịch.
Trong khuôn khổ các hoạt động tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022, ngày 4/12, tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) tiếp tục diễn ra Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc vùng Tây Bắc với sự tham gia trình diễn của 200 nghệ nhân, diễn viên của 7 đội thi đến từ các tỉnh: Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La.
Tối 28/10, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh Hà Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối với UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 với sự tham dự của đông đảo các diễn viên thuộc các đoàn nghệ thuật đến từ các tỉnh, thành trong cả nước.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức 7 chương trình năm 2022 tại Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên và Nghệ An nhằm hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.
Tại Kon Tum, 71 Nghệ nhân Ưu tú đã được Chủ tịch nước phong tặng thuộc các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian, tri thức dân gian và lễ hội truyền thống. Nhưng chỉ có 41 Nghệ nhân Ưu tú đã được xét hỗ trợ theo Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ; những Nghệ nhân Ưu tú còn lại không được nhận hỗ trợ. Trong bối cảnh các nghệ nhân ngày càng lớn tuổi, thu nhập bấp bênh, việc không được hỗ trợ theo Nghị định số 109/2015/NĐ-CP khiến nhiều Nghệ nhân Ưu tú gặp khó khăn trong cuộc sống. Đây cũng chính là "nỗi buồn" của các Nghệ nhân Ưu tú – những người đóng vai trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống.
Dịch COVID-19 bùng phát, nhiều văn nghệ sỹ đã có những tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài phòng chống COVID-19 được viết bằng nhiều loại hình nghệ thuật cả truyền thống và hiện đại, cùng chung tay với các lực lượng trên cả nước chống dịch bệnh. Không để mình đứng ngoài cuộc, tác giả Lê Thế Song đã soạn lời, chuyển thể âm nhạc và phát hành gần 20 bài ca thuộc hai loại hình nghệ thuật sân khấu chèo và cải lương về đề tài phòng, chống COVID-19 với ca từ thấm đẫm tính nhân văn, tạo nên xúc cảm đẹp và lan toả trong cộng đồng.
Cùng với âm nhạc hiện đại, các nghệ sỹ trong làng nghệ thuật truyền thống như Xẩm, Chèo, Cải lương, Quan họ cũng bước cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 cùng với cộng đồng cả nước.
Giải Lân - Sư - Rồng Chợ Lớn Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2019 nhằm khôi phục và phát triển nghệ thuật truyền thống Lân - Sư - Rồng tại Việt Nam cũng như giới thiệu những tiết mục đặc sắc nhất của bộ môn này đến với cộng đồng người dân tại thành phố Hồ Chí Minh và khách du lịch.
Ngày 18/2, tại sân Tam quan ngoại của chùa Côn Sơn thuộc Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương tổ chức Hội thi bánh chưng, bánh giầy lần thứ 10. Hội thi có sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân đến từ 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương đến theo dõi, cổ vũ.
Ngày 1/1, tại đường Tôn Đức Thắng, thành phố Hải Dương, đông đảo người dân và du khách đã được thưởng thức chương trình biểu diễn múa rối nước tại thủy đình di động. Đây là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc được Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Dương tổ chức phục vụ nhân dân trong dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch 2019.
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với du khách Thủ đô không còn là chuyện mới mẻ, nhưng qua rất nhiều năm chương trình này mới đạt được kết quả ban đầu. Vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn thảo từ cách thức tổ chức, chất lượng phục vụ, hạ tầng cơ sở đến việc kết nối tour tuyến.
Sở hữu nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó có loại hình được vinh danh di sản văn hóa thế giới, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có nhiều lợi thế để khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Dù cả những người làm văn hóa và du lịch đều gặp nhau ở ý tưởng chung này nhưng nhiều năm qua, con đường đưa nghệ thuật truyền thống thành sản phẩm du lịch luôn gặp khó.