Năm 2013, sau khi hoàn thành hợp đồng xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Nhật Trường tích góp được một khoản tiền đầu tư mở trang trại nuôi lợn giống, lợn thịt và gia cầm với quy mô vừa, khởi đầu với 2 chuồng gà, 27 chuồng lợn. Với khoản tiền lãi bước đầu hơn 200 triệu đồng/ năm, anh đang xây dựng thêm 14 chuồng lợn và sẽ tiếp tục xây dựng thêm 5 chuồng gà để mở rộng sản xuất.
Từ công việc hàng ngày, Trường nhận thấy việc cắt rau làm thức ăn cho đàn gia cầm được thực hiện hoàn toàn bằng tay nên rất tốn thời gian và công sức. Với quy mô chăn nuôi còn khiêm tốn nhưng để cắt nhuyễn và trộn hết số rau cho đàn gia cầm phải mất đến 3 giờ. Số người tham gia vào công đoạn này lên đến 4 người. Điều này làm cho các công việc khác ở trang trại bị ảnh hưởng, thời gian cho mọi người nghỉ ngơi cũng không nhiều. Phải có máy cắt rau, từ ý nghĩ này, b an đầu, Trường đi tìm hiểu các loại máy có trên thị trường nhưng những loại máy này đều không làm anh vừa ý vì cắt không đều, rau bị dập. Vấn đề làm anh suy nghĩ nhiều hơn là vấn đề an toàn vì người sử dụng phải đưa rau vào lưỡi cắt bằng tay, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Từ công việc hàng ngày, Trường nhận thấy việc cắt rau làm thức ăn cho đàn gia cầm được thực hiện hoàn toàn bằng tay nên rất tốn thời gian và công sức. Với quy mô chăn nuôi còn khiêm tốn nhưng để cắt nhuyễn và trộn hết số rau cho đàn gia cầm phải mất đến 3 giờ. Số người tham gia vào công đoạn này lên đến 4 người. Điều này làm cho các công việc khác ở trang trại bị ảnh hưởng, thời gian cho mọi người nghỉ ngơi cũng không nhiều. Phải có máy cắt rau, từ ý nghĩ này, b an đầu, Trường đi tìm hiểu các loại máy có trên thị trường nhưng những loại máy này đều không làm anh vừa ý vì cắt không đều, rau bị dập. Vấn đề làm anh suy nghĩ nhiều hơn là vấn đề an toàn vì người sử dụng phải đưa rau vào lưỡi cắt bằng tay, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Anh Đặng Võ Nhật Trường chăm sóc đàn heo trong trang trại. |
Đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu, anh Trường nảy ra ý tưởng về một chiếc máy cắt rau có băng chuyền. Anh bàn với một người bạn làm cơ khí, anh đưa bản vẽ, bạn anh lắp ráp.
Chưa từng biết đến cơ khí, máy móc nên việc chế tạo chiếc máy cũng gặp khá nhiều khó khăn. Ban đầu, chiếc băng chuyền chạy nhanh, lưỡi dao xoay từ dưới lên nên cắt rau không đều. Sau một thời gian tìm tòi điều chỉnh, Trường sử dụng motor giảm tốc để dùng cho băng chuyền, motor công suất lớn để dùng cho lưỡi dao.
Anh Đặng Võ Nhật Trường đang vận hành máy cắt rau do anh chế tạo. |
Chiếc máy sau khi chế tạo có cấu tạo khá đơn giản gồm: 2 chiếc motor chạy bằng điện, băng chuyền và lưỡi dao... chi phí đầu tư khoảng 8 triệu đồng. Cách sử dụng máy rất đơn giản, người sử dụng chỉ cần để rau lên băng chuyền. Khi bật điện, băng chuyền chuyển động, cuốn rau vào lưỡi cắt. Rau được cắt xong sẽ rơi xuống dụng cụ chứa thức ăn phía dưới.
Chiếc máy sau khi điều chỉnh đã hoạt động ổn định, có thể cắt nhuyễn được hầu hết các loại rau dùng làm thức ăn cho đàn heo và đàn gia cầm trong trang trại.
Hiện nay, thời gian làm thức ăn cho đàn gia cầm gần 2000 con được giảm xuống đáng kể, chỉ cần khoảng 30 phút để cắt, trộn rau và 1 người vận hành máy so với 4 người lao động và khoảng thời gian 3 giờ đồng hồ như trước đây.
Với khoảng thời gian và số nhân công được rút ngắn, các công việc khác ở trang trại cũng được tiến hành thuận lợi hơn. Thời gian nghỉ ngơi của người lao động được tăng lên. Quan trọng hơn hết, chiếc máy cắt rau của anh Trường đã loại bỏ những nguy cơ gây mất an toàn lao động cho người sử dụng.
Ông Trần Hồng Đức, Phó phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho rằng mô hình máy cắt rau cho gia cầm của anh Trường góp phần tận dụng các sản phẩm chuối, rau có sẵn để tạo thức ăn cho vật nuôi rất hiệu quả. Đây là một trong những mô hình mới, được đánh giá cao tại địa phương. Mô hình máy cắt rau có độ an toàn cao về mặt kỹ thuật cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm trong cung cấp thức ăn cho vật nuôi. Thời gian tới ngành nông nghiệp chọn làm điểm mô hình sáng tạo trong chăn nuôi để giới thiệu các hộ chăn nuôi có nhu cầu./.
Hiện nay, thời gian làm thức ăn cho đàn gia cầm gần 2000 con được giảm xuống đáng kể, chỉ cần khoảng 30 phút để cắt, trộn rau và 1 người vận hành máy so với 4 người lao động và khoảng thời gian 3 giờ đồng hồ như trước đây.
Với khoảng thời gian và số nhân công được rút ngắn, các công việc khác ở trang trại cũng được tiến hành thuận lợi hơn. Thời gian nghỉ ngơi của người lao động được tăng lên. Quan trọng hơn hết, chiếc máy cắt rau của anh Trường đã loại bỏ những nguy cơ gây mất an toàn lao động cho người sử dụng.
Ông Trần Hồng Đức, Phó phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho rằng mô hình máy cắt rau cho gia cầm của anh Trường góp phần tận dụng các sản phẩm chuối, rau có sẵn để tạo thức ăn cho vật nuôi rất hiệu quả. Đây là một trong những mô hình mới, được đánh giá cao tại địa phương. Mô hình máy cắt rau có độ an toàn cao về mặt kỹ thuật cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm trong cung cấp thức ăn cho vật nuôi. Thời gian tới ngành nông nghiệp chọn làm điểm mô hình sáng tạo trong chăn nuôi để giới thiệu các hộ chăn nuôi có nhu cầu./.
TTXVN