Khai thác tiềm năng, thế mạnh từ dược liệu, rừng và cảnh quan môi trường thiên nhiên, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã và đang thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Đặc biệt, huyện xây dựng những tour du lịch trải nghiệm vườn sâm Ngọc Linh, chinh phục đỉnh Ngọc Linh và các thác đẹp trên địa bàn, từng bước xây dựng nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn, mới lạ…
Chiều 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.
Ngày 10/12, tại làng Tu Thó (xã Tê Xăng), Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”.
UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo tiếp tục tăng cường quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn. Theo đó, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến giao các đơn vị, địa phương theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục tăng cường quản lý, bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Việc phát triển các homestay không chỉ tạo ra loại hình lưu trú mới, giúp cho du khách có thêm những trải nghiệm lý thú tại các điểm du lịch, hòa mình cùng với các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum, hiện nay toàn tỉnh có gần 3.300 ha lúa canh tác một vụ, tập trung chủ yếu tại các huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei. Việc canh tác lúa một vụ không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất mà còn ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế - xã hội của các cộng đồng dân cư. Để khắc phục tình trạng này và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, ngành nông nghiệp đang triển khai trồng thí điểm lúa hai vụ tại xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei.
Trong hai ngày 24 và 25/8, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum tổ chức phiên giao dịch việc làm cho hơn 600 người lao động, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại hai huyện khó khăn, hưởng chính sách 30a của Chính phủ là Tu Mơ Rông và Kon Plông.
Không trồng sâm Ngọc Linh nhưng thời gian qua, hàng loạt các công ty đã “mập mờ” với thương hiệu sâm Ngọc Linh tại Kon Tum để kêu gọi các nhà đầu tư, lừa người tiêu dùng. Trước sự “mập mờ” trên, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để tạo niềm tin, giữ thương hiệu cho Quốc bảo sâm Ngọc Linh.
Trước thực trạng một số hộ dân trồng sâm Ngọc Linh bị kẻ xấu đột nhập trộm sâm, gây lo lắng, bất bình trong nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã có văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ, điều tra các vụ mất cắp sâm.
Ngày 28/9, do ảnh hưởng của bão số 4, địa bàn huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) xuất hiện mưa lớn nhiều nơi khiến nhiều điểm bị sạt lở, một số nhà dân bị tốc mái, giao thông bị ách tắc. Chính quyền huyện Tu Mơ Rông đã bố trí lực lượng, máy móc để khẩn trương khắc phục sự cố; tổ chức cắm biển cảnh báo tại những điểm sạt lở và nguy cơ cao để người dân phòng tránh, hạn chế tối đa thiệt hại.
Liên quan đến việc hỗ trợ người trồng sâm Ngọc Linh bị chết vì lý do khách quan, ông Nguyễn Văn Chung, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum cho biết ngân hàng đang xác minh thiệt hại.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum, trước mùa mưa bão 2022, địa bàn tỉnh có hàng trăm vị trí có nguy cơ sạt lở cao, chủ yếu tại các quốc lộ, tỉnh lộ và tuyến đường liên thôn, liên xã thuộc các huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei.
Trong chuỗi hoạt động Diễn đàn “Du lịch Kon Tum – Tiềm năng và Triển vọng”, ngày 24/4, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức Diễn đàn “Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch”.
Ngày 25/3, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây nhằm hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là hạt động nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957 – 3/7/2022).
Hàng loạt trạm cân nông sản, chủ yếu là sắn (mỳ) ở các huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum hình thành tự phát thời gian qua đã trở thành điểm nóng và nông dân đang là người bị ảnh hưởng trực tiếp do trạm thu mua tự phát này.
Sau khi TTXVN liên tiếp có nhiều tin, bài phản ánh tình trạng Công ty cổ phần đầu tư sâm Việt Nam (Công ty sâm Việt Nam) trồng sâm trên… giấy, miệng; Công ty sâm Việt Nam công bố có liên kết trồng sâm Ngọc Linh với dân, doanh nghiệp… Những ngày qua, chính quyền huyện Tu Mơ Rông đã vào cuộc kiểm tra, truy tìm diện tích. Đến ngày 7/1, kết quả kiểm tra cho thấy, Công ty sâm Việt Nam không trồng 8 ha sâm Ngọc Linh tại Tu Mơ Rông.
Với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trên 13/1000, địa phương này vẫn đứng đầu của khu vực Tây Nguyên; tỉ suất sinh năm 2019 của tỉnh Kon Tum là 2,74 con/phụ nữ, năm 2020 chưa có thống kê cụ thể, song vẫn cao hơn nhiều so với tỉ suất sinh chuẩn là 2,1 con/phụ nữ.
Dưới chân núi Ngọc Ngo, sau những giờ lên lớp, hình ảnh các thầy cô chăm bón từng luống rau, nuôi gà… đã quá quen thuộc với các em học sinh huyện nghèo 30a Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum). Để thu hút học sinh đến trường, hàng chục giáo viên đã và đang ngày ngày gây quỹ nuôi trò.
Tỉnh Kon Tum đang bắt đầu bước vào mùa mưa 2019. Đây cũng là thời điểm tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, lũ quét tại các huyện miền núi, nhất là tại huyện Tu Mơ Rông.
Trong nhiều năm qua, các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã góp phần rất lớn đến công cuộc xóa đói giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn mới. Các địa phương triển khai sử dụng nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia đúng mục đích, phát huy được hiệu quả vốn đầu tư làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội các xã vùng sâu, vùng xa, nâng cao đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Ngày 16/9, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh phối hợp Ủy ban nhân dân hai huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) tổ chức trao tặng, cấp phát 46.500 cây giống sâm Ngọc Linh cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số của hai huyện.
Trong không khí hân hoan của hàng chục triệu học sinh, sinh viên cả nước bước vào năm học mới 2018 – 2019, sáng 5/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự, đánh trống khai giảng và chung vui với thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Để quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế, tỉnh Kon Tum đã có quyết định cho thuê 10.000 ha rừng kết hợp trồng sâm Ngọc Linh tại hai huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 12, trong ngày 4/11, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có mưa lớn, nhiều nơi có gió to. Đặc biệt, tại khu vực đèo Lo Xo, mưa kèm gió lớn đã khiến một số điểm bị sạt lở, một cây gỗ lớn đổ chắn ngang đường khiến tuyến đèo bị tê liệt hoàn toàn từ trưa ngày 4/11.
Tỉnh Kon Tum có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Kon Tum) và 9 huyện (Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông và Ia H'Drai).
Để bảo tồn tiếng cồng chiêng, bản sắc văn hóa truyền thống của người dân tộc Xê-đăng, đã 10 năm nay già làng A Nea vẫn đều đặn dạy thanh niên trong làng đánh cồng chiêng.