Đợt cấp giống lần này sẽ có 7 xã và 13 tổ liên kết trồng, chăm sóc sâm Ngọc Linh với công ty nằm trong vùng được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum gồm: xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây, Đăk Na (Huyện Tu Mơ Rông) và xã Mường Hoong, Ngọc Linh, xã Xốp (huyện Đăk Glei).
Theo đó, mỗi xã được cấp 1.000 cây giống sâm Ngọc Linh gốc một năm tuổi, trị giá mỗi cây giống 300 ngàn đồng, mỗi thành viên nằm trong tổ liên kết trồng sâm được cấp 100 cây giống ban đầu để trồng thử nghiệm và nhân rộng diện tích trồng sâm Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh và một số dược liệu khác như đảng sâm, ngũ vị tử, đương quy, nghệ vàng và một số loài dược liệu khác được tỉnh Kon Tum xác định là cây trồng chiến lược của tỉnh. Đặc biệt sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia, là "Quốc bảo" của Việt Nam.
Hiện nay tại tỉnh Kon Tum đã trồng được 500 ha sâm Ngọc Linh. Đã có hơn 400 hộ dân người dân tộc Xơ Đăng liên kết với Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh vừa trồng sâm vừa nhận khoán bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định, khấm khá.
Ông Lê Bá Thế, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei cho biết: Đây là món quà hết sức quý giá và có ý nghĩa đối với đồng bào Xơ Đăng, xã Mường Hoong vì địa phương nằm trong vùng được cấp chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh, rất muốn phát triển loại cây này nhưng không có giống cây gốc. Số cây giống này xã Mường Hoong sẽ giao cho các hộ dân có trách nhiệm và điều kiện về lao động trồng, không những để nhân rộng giống, mà còn là vườn cây để đối chứng với nạn cây giống sâm giả.
Tỉnh Kon Tum phấn đấu đến năm 2030 trồng được ít nhất 10 ngìn ha cây sâm Ngọc Linh, cùng với các cây dược liệu khác, xây dựng Kon Tum thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước.
Đại diện Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh trao tặng cây giống Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xê Đăng. Ảnh: Quang Thái- TTXVN |
Theo đó, mỗi xã được cấp 1.000 cây giống sâm Ngọc Linh gốc một năm tuổi, trị giá mỗi cây giống 300 ngàn đồng, mỗi thành viên nằm trong tổ liên kết trồng sâm được cấp 100 cây giống ban đầu để trồng thử nghiệm và nhân rộng diện tích trồng sâm Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh và một số dược liệu khác như đảng sâm, ngũ vị tử, đương quy, nghệ vàng và một số loài dược liệu khác được tỉnh Kon Tum xác định là cây trồng chiến lược của tỉnh. Đặc biệt sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia, là "Quốc bảo" của Việt Nam.
Hiện nay tại tỉnh Kon Tum đã trồng được 500 ha sâm Ngọc Linh. Đã có hơn 400 hộ dân người dân tộc Xơ Đăng liên kết với Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh vừa trồng sâm vừa nhận khoán bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định, khấm khá.
Đại diện Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh trao tặng cây giống Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xê Đăng. Ảnh: Quang Thái- TTXVN |
Ông Lê Bá Thế, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei cho biết: Đây là món quà hết sức quý giá và có ý nghĩa đối với đồng bào Xơ Đăng, xã Mường Hoong vì địa phương nằm trong vùng được cấp chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh, rất muốn phát triển loại cây này nhưng không có giống cây gốc. Số cây giống này xã Mường Hoong sẽ giao cho các hộ dân có trách nhiệm và điều kiện về lao động trồng, không những để nhân rộng giống, mà còn là vườn cây để đối chứng với nạn cây giống sâm giả.
Tỉnh Kon Tum phấn đấu đến năm 2030 trồng được ít nhất 10 ngìn ha cây sâm Ngọc Linh, cùng với các cây dược liệu khác, xây dựng Kon Tum thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước.
Quang Thái