Tu Mơ Rông là một huyện nghèo nhất tỉnh Kon Tum. Cuộc sống khó khăn, do vậy, việc học của nhiều em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số cũng “bấp bênh như những mùa rẫy”. Thêm vào đó, các điểm trường cách xa nơi ở khiến đường đến trường của học sinh càng thêm khó khăn. Vì vậy, dù được sự vận động, tuyên truyền của các thầy cô, chính quyền địa phương nhưng số học sinh đến lớp học không nhiều.
Cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông chia sẻ: Học sinh đến lớp chỉ khoảng 70%. Có em đi học buổi sáng rồi nghỉ buổi chiều. Cũng có em lên rẫy với bố mẹ rồi quên luôn đến lớp. Giáo viên đã liên tục vận động bà con đưa con em đi học đều đặn, thế nhưng học sinh vẫn không đều. Cuộc sống của bà con ở đây còn nhiều khó khăn, phụ huynh cũng không có nhiều thời gian quan tâm đến việc học của con em mình.
Cô Vân cho biết, nguyên nhân học sinh hay nghỉ học là do trường cách xa nhà học sinh từ 3-4km, phụ huynh ở trên nương rẫy cả ngày đến tối mới về nên không thể đưa đón con em đến lớp. Nhiều học sinh ngại đi bộ đến trường nên hay nghỉ học. Có những em buổi sáng đi học nhưng đến trưa phải đi bộ về nhà ăn cơm rồi nghỉ ở nhà luôn. “Tụi nhỏ không thể nhịn đói buổi trưa để học xuyên chiều. Chúng cũng không thể cuốc bộ 4km về nhà ăn cơm rồi cuốc bộ 4km quay lại trường học tiếp. Trong khi đó, các em không nằm trong diện được hỗ trợ tiền ăn buổi trưa...
Để vận động, khuyến khích học sinh đến với trường lớp, đảm bảo cho các em có được những bữa ăn ngon và giúp phụ huynh yên tâm hơn, các thầy cô giáo trong trường đã có ý tưởng gây quỹ để quyên góp tiền nấu cơm nuôi học sinh. Ý tưởng này đã được 19 cán bộ, giáo viên của trường nhất trí ủng hộ.
Để học sinh có bữa cơm đầy đủ, các thầy cô mỗi người góp một ít tiền mua thức ăn và mua gạo về nấu cơm cho học sinh. Bữa cơm có thịt, cá, rau, đảm bảo dinh dưỡng cho học trò. Thậm chí, thấy học trò bé quá, các thầy cô còn kèm thêm trong khẩu phần ăn một hộp sữa tươi.
Việc nấu nướng cho các em được một thầy giáo nhà ở gần điểm trường phụ trách. Nhiều gia đình học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc diện khó khăn, nhà trường chỉ yêu cầu phụ huynh góp củi để nấu cơm. Từ ngày được ăn cơm tại trường, việc vận động các học sinh đến lớp dễ hơn hẳn. Các em đi học chăm và đều hơn. Sỹ số lớp học luôn đảm bảo 100%.
Thầy An Văn Sáu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tu Mơ Rông cho biết, sau khi trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông triển khai nấu cơm trưa cho học sinh, sĩ số học sinh đến lớp đã tăng lên rõ rệt. Điều này kéo theo chất lượng học tập cũng tốt lên. Phòng sẽ cố gắng duy trì và phát huy mô hình này. Thời gian tới, nếu nhà trường gặp khó khăn, phòng sẽ tìm cách hỗ trợ.
Trước những nghĩa cử cao đẹp của các thầy cô giáo điểm trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông, ông A Hơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông đánh giá, việc nhà trường xây dựng bếp ăn cho các em có hoàn cảnh khó khăn là việc làm có ý nghĩa trong việc động viên các em đến trường, cần được tuyên dương và nhân rộng. "Để góp phần động viên và hỗ trợ các thầy cô, huyện đã chỉ đạo Phòng Tài chính và Phòng Giáo dục xem xét tìm nguồn ngân sách giáo dục để hỗ trợ các thầy cô ở trường Tu Mơ Rông", ông A Hơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông cho biết.
Cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông chia sẻ: Học sinh đến lớp chỉ khoảng 70%. Có em đi học buổi sáng rồi nghỉ buổi chiều. Cũng có em lên rẫy với bố mẹ rồi quên luôn đến lớp. Giáo viên đã liên tục vận động bà con đưa con em đi học đều đặn, thế nhưng học sinh vẫn không đều. Cuộc sống của bà con ở đây còn nhiều khó khăn, phụ huynh cũng không có nhiều thời gian quan tâm đến việc học của con em mình.
Cô Vân cho biết, nguyên nhân học sinh hay nghỉ học là do trường cách xa nhà học sinh từ 3-4km, phụ huynh ở trên nương rẫy cả ngày đến tối mới về nên không thể đưa đón con em đến lớp. Nhiều học sinh ngại đi bộ đến trường nên hay nghỉ học. Có những em buổi sáng đi học nhưng đến trưa phải đi bộ về nhà ăn cơm rồi nghỉ ở nhà luôn. “Tụi nhỏ không thể nhịn đói buổi trưa để học xuyên chiều. Chúng cũng không thể cuốc bộ 4km về nhà ăn cơm rồi cuốc bộ 4km quay lại trường học tiếp. Trong khi đó, các em không nằm trong diện được hỗ trợ tiền ăn buổi trưa...
Để vận động, khuyến khích học sinh đến với trường lớp, đảm bảo cho các em có được những bữa ăn ngon và giúp phụ huynh yên tâm hơn, các thầy cô giáo trong trường đã có ý tưởng gây quỹ để quyên góp tiền nấu cơm nuôi học sinh. Ý tưởng này đã được 19 cán bộ, giáo viên của trường nhất trí ủng hộ.
Để học sinh có bữa cơm đầy đủ, các thầy cô mỗi người góp một ít tiền mua thức ăn và mua gạo về nấu cơm cho học sinh. Bữa cơm có thịt, cá, rau, đảm bảo dinh dưỡng cho học trò. Thậm chí, thấy học trò bé quá, các thầy cô còn kèm thêm trong khẩu phần ăn một hộp sữa tươi.
Việc nấu nướng cho các em được một thầy giáo nhà ở gần điểm trường phụ trách. Nhiều gia đình học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc diện khó khăn, nhà trường chỉ yêu cầu phụ huynh góp củi để nấu cơm. Từ ngày được ăn cơm tại trường, việc vận động các học sinh đến lớp dễ hơn hẳn. Các em đi học chăm và đều hơn. Sỹ số lớp học luôn đảm bảo 100%.
Thầy An Văn Sáu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tu Mơ Rông cho biết, sau khi trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông triển khai nấu cơm trưa cho học sinh, sĩ số học sinh đến lớp đã tăng lên rõ rệt. Điều này kéo theo chất lượng học tập cũng tốt lên. Phòng sẽ cố gắng duy trì và phát huy mô hình này. Thời gian tới, nếu nhà trường gặp khó khăn, phòng sẽ tìm cách hỗ trợ.
Trước những nghĩa cử cao đẹp của các thầy cô giáo điểm trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông, ông A Hơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông đánh giá, việc nhà trường xây dựng bếp ăn cho các em có hoàn cảnh khó khăn là việc làm có ý nghĩa trong việc động viên các em đến trường, cần được tuyên dương và nhân rộng. "Để góp phần động viên và hỗ trợ các thầy cô, huyện đã chỉ đạo Phòng Tài chính và Phòng Giáo dục xem xét tìm nguồn ngân sách giáo dục để hỗ trợ các thầy cô ở trường Tu Mơ Rông", ông A Hơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông cho biết.
Quang Thái