Cận những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các hộ trồng nấm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật chăm sóc. Năm nay, giá các loại nấm đang ở mức cao, bà con nông dân hy vọng sẽ có một vụ thu hoạch nấm “được mùa, được giá” để đón cái Tết sung túc.
Chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những ngày này, các làng nghề sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang rộn ràng vào vụ Tết - vụ mùa được mong đợi nhất trong năm, trong đó có nghề trồng nấm. Năm nay, giá các loại nấm đang ổn định ở mức cao, nông dân hy vọng sẽ có một vụ nấm “được mùa, được giá” để đón Tết sung túc.
Trong hành trình hơn 30 năm làm bạn với cây nấm, lão nông Bùi Văn Mười (57 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh) không những xây dựng thành công thương hiệu “Nấm 10 Sài Gòn” mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương “đất thép thành đồng”.
Với hai cơ sở sản xuất phôi nấm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Định, anh Nguyễn Xuân Truyện (33 tuổi, ở thôn Hội Long, xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) thu về hàng năm trên 14 tỉ đồng, qua đó góp phần tạo việc làm thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại địa phương.
Bà Hồ Thị Thanh Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Nấm Hải Nam, ngụ tổ 6, thôn Phước Thành, xã Tân Hòa, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mặc dù đã 60 tuổi nhưng vẫn đam mê trồng nấm hữu cơ với mong muốn đưa ra thị trường những loại nấm an toàn và chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Anh Lê Văn Thành, xã Thọ Thế, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa một người dám nghĩ, dám làm, anh đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm an toàn để vươn lên làm giàu. Mô hình này hiện cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình mỗi ngày trại nấm của anh xuất bán từ 70 kg đến 1,2 tạ nấm, trong đó giá nấm sò được bán với giá dao động từ 25.000 - 27.000 đồng/kg, nấm mộc nhĩ 120.000 - 150.000 đồng/kg, nhu nhập đạt từ 200-250 triệu/năm.
Với mục tiêu tạo ra sản phẩm an toàn, anh Lê Đình Trúc, thôn Hùng Sơn, xã Yên Thọ, huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện mô hình trồng nấm an toàn để vươn lên làm giàu. Mô hình này đang cho thu nhập 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 12 lao động với mức lương 4-6 triệu/người/tháng, hiện mỗi tháng anh Trúc bán 1,5 - 3 tấn, giá bán 1 kg nấm Bào ngư xám tươi là 40.000 đồng/kg, nấm Bào ngư xám khô 300.000 đồng/kg, nấm Mục nhĩ 100.000/kg, nấm Linh chi khô được anh bán giá 1,5-1,7 triệu đồng/kg khô.
Sau khi tham gia lớp tập huấn mô hình trồng nấm, nhiều cặp vợ chồng trẻ tại xã vùng sâu Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đã “đổi đời” nhờ nguồn thu ổn định từ trồng nấm bào ngư.
Xã Tân Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước là một trong những địa phương trồng nấm bào ngư và nấm mèo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ dân trồng nấm còn giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động ở địa phương.
Mô hình trồng nấm của chị Lương Thị Kim Ngọc, sinh năm 1989, tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, được triển khai từ năm 2015. Đến nay, mô hình đã trở thành điển hình, mở ra hướng đi mới cho phong trào phụ nữ phát triển kinh tế tại địa phương. Vừa qua, trong Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp toàn quốc năm 2020, mô hình của chị được chọn là một trong 8 ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp xuất sắc nhất.
Thời gian qua, nhờ phát triển mô hình trồng các loại nấm như: nấm mèo, nấm bào ngư và nấm linh chi mà các hộ dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thoát nghèo bền vững, có cuộc sống ổn định, làm giàu cho gia đình và phát triển kinh tế địa phương.
Sáng 5/7, tại thành phố Long Xuyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang tổ chức diễn đàn khuyến nông nông nghiệp với chủ đề "Phát triển sản xuất nấm ăn theo hướng công nghệ cao".
Để trồng nấm linh chi đỏ đạt năng suất cao chúng ta phải tìm hiểu học hỏi kĩ thuật và kinh nghiệm của rất nhiều người, vì mỗi người trồng nấm đều có phương pháp , cách thức nuôi trồng khác nhau tùy theo về kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến nấm Linh Chi (2016 - 2018)”. Hiện dự án đã xây dựng được 3 quy trình trồng nấm, sản xuất chè túi lọc và rượu Linh Chi.
Ngày 13/3, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị này cùng Hợp tác xã Sản xuất nấm an toàn Đức Trọng (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Nấm Đức Trọng”
Nghề trồng nấm ngày càng phát triển mạnh. Việc phế phụ phẩm sau trồng nấm bị thải bỏ là một sự lãng phí nguồn nguyên liệu hữu cơ do bã nấm vẫn còn dinh dưỡng tồn dư khá cao mà không được tái sử dụng hợp lý và trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Nấm Kim Châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Mũ nấm lúc còn no có hình câu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Mũ nấm có màu vàng ở giữa có màu vàng thẫm hơn. Cuống có màu trắng hay vàng nhạt, nửa dưới có màu nâu nhạt. Ngoài loại nấm kim châm trên còn có loài hoàn toàn màu trắng cả mũ lẫn cuống.
Bào ngư xám là một loại nấm ngon, được trồng phổ biến ở Việt Nam nhưng hiện nó hiện đang bị thoái hóa, trồng khó, cho năng suất thấp. Vì vậy, Trung tâm nghiên cứu linh chi và nấm dược liệu (TP.HCM) đã nghiên cứu chọn lọc giống nấm bào ngư mới cho năng suất chất lượng tốt hơn.
Nấm sò có tên khoa học là Pleurotus spp., còn có tên khác là nấm bào ngư. Nấm sò có nhiều loại, khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ: loại chịu lạnh nhiệt độ thích hợp từ 15-20oC, loại chịu nhiệt thích hợp ở điều kiện nhiệt độ 25-30oC.
Nhận thấy trồng nấm rất phù hợp với điều kiện của địa phương, anh Đồng Văn Hiệp (sinh năm 1981) ở thôn Khoát, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã mạnh dạn cải tạo 500 m2 chuồng trại làm lán trồng mộc nhĩ, nấm sò, nấm hương…
Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương và trở thành nhà cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, ông Phạm Văn Mỹ ở xóm 6, xã Khánh Vân, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã phát triển nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với những kiến thức đã được học tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, anh Nguyễn Mạnh Tuấn (sinh năm 1990) ở thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào mô hình trồng nấm, mang lại thu nhập hơn 120 triệu đồng/năm. Đây là hướng đi mới đầy triển vọng của tuổi trẻ trong phong trào lập thân, lập nghiệp hiện nay.