Theo các tài liệu nghiên cứu, mấm linh chi là một loại thảo dược quý, có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều hòa huyết áp, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ giải độc và cải thiện bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan, thần kinh suy nhược lại cho thu nhập cao hơn so với trồng các loại cây trồng khác. Hiện nay, do đời sống tăng cao, người dân ngày càng quan tâm tới sức khỏe nên nhu cầu nấm linh chi cho thị trường cũng lớn hơn.
Biết đến nấm linh chi từ người bạn, năm 2015, chị Phương Thị Lời, ở ấp Bà Rịa, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc đã bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về đặc tính của loại nấm linh chi và bắt tay vào trồng thử nghiệm. Khi mới bắt đầu với mô hình trồng nấm linh chi, chị gặp không ít khó khăn, trở ngại cũng như thất bại nhiều lần. Nhưng nhờ sự cần mẫn, chịu khó học hỏi, đến nay mô hình nấm linh chi đã cho kết quả khả quan.
Sau 2 năm trồng thử, đến nay trung bình mỗi năm mô hình trồng nấm linh chi của chị thu được 600 kg nấm khô. Sau khi trừ các chi phí chị thu về hơn 250 triệu đồng. Cũng theo chị Phương Thị Lời, việc chuyển đổi từ làm ruộng sang trồng nấm linh chi đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Theo đó, việc trồng loại nấm này có thể cho lợi nhuận gấp nhiều lần so với nuôi bò, trồng cây cao su, điều và có thể tương đương với làm 3 ha lúa, khi đã nắm bắt được kỹ thuật trồng và trồng thành công loại nấm này thì việc chăm sóc nấm rất nhẹ nhàng, không tốn nhiều công sức, chỉ cần mỗi ngày tưới cho nấm một lần.
Chị Lời chia sẻ, trước kia khu vực trồng nấm linh chi của gia đình chị là vườn cao su, nhưng càng khai thác tỷ lệ mủ càng thấp, nên sau khi biết đến nấm linh chi chị đã mạnh dạn đầu tư mở trại nấm trồng thử. Đến năm 2016 đã mở 6 trại trồng bán ra thị trường, giúp gia đình chị có thu nhập ổn định.
Còn đối với anh Vũ Văn Khánh, nông dân ấp Liên Hiệp 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức đã có hơn 10 năm trồng nấm mèo, qua những lần đi lấy phôi giống nấm mèo tình cờ anh nhận thấy trồng nấm linh chi là mô hình mới, lại mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nếu trồng thành công.
Sau nhiều lần đắn đo, cân nhắc, năm 2013 anh Vũ Văn Khánh bắt tay trồng thử nghiệm loại nấm này trong diện tích trại trồng nấm mèo của gia đình. Anh đã gặp không ít khó khăn và mất 2 năm anh thất bại lên, xuống nhiều lần.
Anh Khánh cho biết, lần đầu trồng nấm linh chi, với mẻ phôi đầu tiên chứa đựng biết bao sự kỳ vọng nhưng rồi sớm thất vọng khi toàn bộ số phôi giống bị hỏng không lên được. Sau nhiều lần thất bại, anh phải bỏ công tìm hiểu kinh nghiệm thực tế tại một số trại nấm ở Bình Dương, tra cứu thêm kiến thức trên Internet và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Rồi nhờ sự chịu khó tìm hiểu, mày mò và đúc rút từ kinh nghiệm nhiều năm làm nấm mèo anh Khánh cũng đã thành công với mô hình trồng nấm linh chi.
Từ nguồn giống mua ban đầu, giờ anh tự mình làm phôi giống để sản xuất đại trà và cũng tự xây lò hấp để xử lý tiệt trùng nguyên liệu. Ngoài hệ thống bơm tưới thủ công cho giàn nấm, anh còn lắp đặt các đường ống tưới phun sương tự động để giữ ẩm cho nấm những khi thời tiết khô nóng. Anh Khánh cho biết thêm, trồng nấm linh chi đòi hỏi phải cẩn trọng, tỉ mẩn trong từng công đoạn; trong đó nhà trồng phải được lợp bằng mái lá thoáng mát, sạch sẽ, duy trì độ ẩm từ 60-80% và nhiệt độ từ 22ocdùng lưới che chắn không cho côn trùng lọt vào đục phá nấm; hệ thống tưới phun sương được lắp đặt giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, yêu cầu nước tưới phải sạch, xử lý qua hệ thống máy lọc nước RO... Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc phải hoàn toàn được bảo đảm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, các trại nấm của gia đình anh luôn được luân canh giữa các vụ giữa trồng nấm mèo và nấm linh chi nhằm tránh xảy ra dịch bệnh. Với cách làm này, nhiều năm liền trại nấm của gia đình anh không bị dịch bệnh tấn công.
Đến nay, sau 4 năm mày mò tìm hiểu, hiện với 1,7ha anh Khánh phát triển được 25 trại nấm, trung bình 1 năm anh trồng 2 vụ nấm với 700.000 bịch nấm linh chi. Với giá bán từ 400.000-700.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu về khoảng 700 triệu đồng. Điều đáng nói là ngay từ đầu vụ anh đã liên kết được với một công ty chuyên thu mua nấm linh chi ở Bình Dương nên sản phẩm nấm linh chi của gia đình anh thu hoạch đến đâu đều được thu mua hết đến đó.
Bà Trần Thị Thanh Hiếu, cán bộ nông nghiệp UBND xã Xà Bang (huyện Châu Đức) cho biết, hiện toàn xã có khoảng 10 hộ trồng nấm linh chi. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng kỹ thuật cao nên nhiều hộ tự làm phôi, nhân phôi giống nấm linh chi - Hàn Quốc và xây dựng chòi đạt chuẩn về độ ẩm nên có thể trồng nấm được quanh năm.
Để khuyến khích phát triển nghề trồng nấm ở địa phương, hiện xã đang vận động các hộ trồng nấm thành lập hợp tác xã và sắp tới sẽ tiến hành thành lập và ra mắt. Đồng thời giúp người dân tiếp cận quy trình xử lý nấm sau thu hoạch để bán được với giá cao hơn.
“Một số đơn vị du lịch lữ hành cũng đặt vấn đề với xã về việc liên kết với các hộ trồng nấm để đưa khách đến tham quan quy trình trồng và bán sản phẩm cho du khách mua về thưởng thức, làm quà. Cách làm này sẽ góp phần tăng thu nhập cho người trồng nấm, nâng cao thương hiệu nấm Linh Chi của Bà Rịa-Vũng Tàu đồng thời tạo thêm những điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch”, bà Hiếu nói.
Theo đánh giá của Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác và không tốn nhiều diện tích đất. Tuy nhiên, loại nấm này cũng rất khó trồng đòi hỏi phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới có thể trồng thành công. Vì vậy, bà con nông dân muốn trồng loại nấm này phải tìm hiểu kỹ và nắm chắc về khoa học kỹ thuật cũng như quy trình trồng, yêu cầu điều kiện để nấm phát triển đối với mỗi trại nấm…
Biết đến nấm linh chi từ người bạn, năm 2015, chị Phương Thị Lời, ở ấp Bà Rịa, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc đã bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về đặc tính của loại nấm linh chi và bắt tay vào trồng thử nghiệm. Khi mới bắt đầu với mô hình trồng nấm linh chi, chị gặp không ít khó khăn, trở ngại cũng như thất bại nhiều lần. Nhưng nhờ sự cần mẫn, chịu khó học hỏi, đến nay mô hình nấm linh chi đã cho kết quả khả quan.
Sau 2 năm trồng thử, đến nay trung bình mỗi năm mô hình trồng nấm linh chi của chị thu được 600 kg nấm khô. Sau khi trừ các chi phí chị thu về hơn 250 triệu đồng. Cũng theo chị Phương Thị Lời, việc chuyển đổi từ làm ruộng sang trồng nấm linh chi đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Theo đó, việc trồng loại nấm này có thể cho lợi nhuận gấp nhiều lần so với nuôi bò, trồng cây cao su, điều và có thể tương đương với làm 3 ha lúa, khi đã nắm bắt được kỹ thuật trồng và trồng thành công loại nấm này thì việc chăm sóc nấm rất nhẹ nhàng, không tốn nhiều công sức, chỉ cần mỗi ngày tưới cho nấm một lần.
Chị Lời chia sẻ, trước kia khu vực trồng nấm linh chi của gia đình chị là vườn cao su, nhưng càng khai thác tỷ lệ mủ càng thấp, nên sau khi biết đến nấm linh chi chị đã mạnh dạn đầu tư mở trại nấm trồng thử. Đến năm 2016 đã mở 6 trại trồng bán ra thị trường, giúp gia đình chị có thu nhập ổn định.
Còn đối với anh Vũ Văn Khánh, nông dân ấp Liên Hiệp 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức đã có hơn 10 năm trồng nấm mèo, qua những lần đi lấy phôi giống nấm mèo tình cờ anh nhận thấy trồng nấm linh chi là mô hình mới, lại mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nếu trồng thành công.
Sau nhiều lần đắn đo, cân nhắc, năm 2013 anh Vũ Văn Khánh bắt tay trồng thử nghiệm loại nấm này trong diện tích trại trồng nấm mèo của gia đình. Anh đã gặp không ít khó khăn và mất 2 năm anh thất bại lên, xuống nhiều lần.
Anh Khánh cho biết, lần đầu trồng nấm linh chi, với mẻ phôi đầu tiên chứa đựng biết bao sự kỳ vọng nhưng rồi sớm thất vọng khi toàn bộ số phôi giống bị hỏng không lên được. Sau nhiều lần thất bại, anh phải bỏ công tìm hiểu kinh nghiệm thực tế tại một số trại nấm ở Bình Dương, tra cứu thêm kiến thức trên Internet và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Rồi nhờ sự chịu khó tìm hiểu, mày mò và đúc rút từ kinh nghiệm nhiều năm làm nấm mèo anh Khánh cũng đã thành công với mô hình trồng nấm linh chi.
Từ nguồn giống mua ban đầu, giờ anh tự mình làm phôi giống để sản xuất đại trà và cũng tự xây lò hấp để xử lý tiệt trùng nguyên liệu. Ngoài hệ thống bơm tưới thủ công cho giàn nấm, anh còn lắp đặt các đường ống tưới phun sương tự động để giữ ẩm cho nấm những khi thời tiết khô nóng. Anh Khánh cho biết thêm, trồng nấm linh chi đòi hỏi phải cẩn trọng, tỉ mẩn trong từng công đoạn; trong đó nhà trồng phải được lợp bằng mái lá thoáng mát, sạch sẽ, duy trì độ ẩm từ 60-80% và nhiệt độ từ 22ocdùng lưới che chắn không cho côn trùng lọt vào đục phá nấm; hệ thống tưới phun sương được lắp đặt giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, yêu cầu nước tưới phải sạch, xử lý qua hệ thống máy lọc nước RO... Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc phải hoàn toàn được bảo đảm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, các trại nấm của gia đình anh luôn được luân canh giữa các vụ giữa trồng nấm mèo và nấm linh chi nhằm tránh xảy ra dịch bệnh. Với cách làm này, nhiều năm liền trại nấm của gia đình anh không bị dịch bệnh tấn công.
Đến nay, sau 4 năm mày mò tìm hiểu, hiện với 1,7ha anh Khánh phát triển được 25 trại nấm, trung bình 1 năm anh trồng 2 vụ nấm với 700.000 bịch nấm linh chi. Với giá bán từ 400.000-700.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu về khoảng 700 triệu đồng. Điều đáng nói là ngay từ đầu vụ anh đã liên kết được với một công ty chuyên thu mua nấm linh chi ở Bình Dương nên sản phẩm nấm linh chi của gia đình anh thu hoạch đến đâu đều được thu mua hết đến đó.
Bà Trần Thị Thanh Hiếu, cán bộ nông nghiệp UBND xã Xà Bang (huyện Châu Đức) cho biết, hiện toàn xã có khoảng 10 hộ trồng nấm linh chi. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng kỹ thuật cao nên nhiều hộ tự làm phôi, nhân phôi giống nấm linh chi - Hàn Quốc và xây dựng chòi đạt chuẩn về độ ẩm nên có thể trồng nấm được quanh năm.
Để khuyến khích phát triển nghề trồng nấm ở địa phương, hiện xã đang vận động các hộ trồng nấm thành lập hợp tác xã và sắp tới sẽ tiến hành thành lập và ra mắt. Đồng thời giúp người dân tiếp cận quy trình xử lý nấm sau thu hoạch để bán được với giá cao hơn.
“Một số đơn vị du lịch lữ hành cũng đặt vấn đề với xã về việc liên kết với các hộ trồng nấm để đưa khách đến tham quan quy trình trồng và bán sản phẩm cho du khách mua về thưởng thức, làm quà. Cách làm này sẽ góp phần tăng thu nhập cho người trồng nấm, nâng cao thương hiệu nấm Linh Chi của Bà Rịa-Vũng Tàu đồng thời tạo thêm những điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch”, bà Hiếu nói.
Theo đánh giá của Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác và không tốn nhiều diện tích đất. Tuy nhiên, loại nấm này cũng rất khó trồng đòi hỏi phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới có thể trồng thành công. Vì vậy, bà con nông dân muốn trồng loại nấm này phải tìm hiểu kỹ và nắm chắc về khoa học kỹ thuật cũng như quy trình trồng, yêu cầu điều kiện để nấm phát triển đối với mỗi trại nấm…
Hoàng Nhị