Bà Lê Thị Thúy Kiều, Chủ nhiệm mô hình cho biết: Hiện nay các làng hoa truyền thống tại Cần Thơ đa phần chỉ tập trung sản xuất, cung cấp hoa vào dịp lễ, Tết vì vậy thu nhập của người trồng hoa còn nhiều hạn chế. Trong mùa thấp điểm, nhà vườn chủ yếu thực hiện bảo dưỡng cây theo yêu cầu của khách với nguồn thu không đáng kể. Nhiều chủ vườn phải "đắp vườn" đi làm việc khác, chờ đến mùa cao điểm. Điều này dẫn tới các làng hoa khó thoát được tình trạng canh tác nhỏ lẻ, manh mún. Bên cạnh đó chất lượng hoa cũng không đồng bộ, do hình thức canh tác dựa nhiều vào các điều kiện tự nhiên.
Xuất phát từ thực tế trên, Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật thành phố đã xây dựng mô hình thí điểm trồng hoa trong nhà lưới có hệ thống tưới tự động. Trong khuôn khổ mô hình các nông hộ tham gia được cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa. Các loại cây hoa giống đưa vào t trồng thử nghiệm gồm: 6 giống dạ yên thảo kép phục vụ hoa chậu để bàn, 4 giống dạ yên thảo chậu treo; một số giống kiểng lá màu để bàn và một một số giống cúc phù hợp sản xuất quanh năm.
Ông Huỳnh Văn Bằng, thành viên hợp tác xã Hoa kiểng Phó Thọ (Cần Thơ) là nông hộ được hỗ trợ nhà màn để thực hiện mô hình. Tổng kinh phí làm nhà màn để trồng hoa là 120 triệu đồng trên diện tích 120 m2. Theo ông Bằng, từ khi có hệ thống nhà màn nylong, vườn của ông có thể trồng được nhiều loại hoa kiểng, hoa ít gặp sâu bệnh, phát triển đồng đều, đạt chất lượng về màu sắc, năng suất hoa cũng tăng. Trồng hoa trong nhà màn, tỉ lệ hoa đẹp chiếm đến 90%. Điểm quan trọng nhất, đó là khi có nhà màn, cùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, ông Bằng có thể trồng hoa kiểng quanh năm, thay vì phải đợi đúng mùa. Những loại hoa nghịch mùa hoặc nghịch khí hậu địa phương, những loại hoa hàn đới đều có thể phát triển tốt, cho thu nhập ổn định. Mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, vườn hoa của gia đình ông Bằng có lãi từ 5 đến 6 triệu đồng.
Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật thành phố Cần Thơ Trần Ngọc Nguyên nhận định: Việc thực hiện thí điểm thành công mô hình hoa chậu kiểng trồng quanh năm bằng nhà màn là hướng đi đúng trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Mô hình hoa chậu kiểng trồng quanh năm bằng nhà màn kết hợp với tưới tự động đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Cây kiểng được trồng trong nhà màn cũng giảm việc phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu từ hóa chất nguy hại cho sức khỏe người trồng cũng như thải chất độc ra môi trường.
Trong thời gian tới, Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật thành phố Cần Thơ sẽ hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật quy trình sản xuất các giống hoa, kiểng theo mô hình mới cho người dân trồng hoa tại làng nghề, thông qua đội ngũ cán bộ khuyến nông, Hội Nông dân, Ban Chủ nhiệm hợp tác xã hoa kiểng.
Xuất phát từ thực tế trên, Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật thành phố đã xây dựng mô hình thí điểm trồng hoa trong nhà lưới có hệ thống tưới tự động. Trong khuôn khổ mô hình các nông hộ tham gia được cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa. Các loại cây hoa giống đưa vào t trồng thử nghiệm gồm: 6 giống dạ yên thảo kép phục vụ hoa chậu để bàn, 4 giống dạ yên thảo chậu treo; một số giống kiểng lá màu để bàn và một một số giống cúc phù hợp sản xuất quanh năm.
Ông Huỳnh Văn Bằng, thành viên hợp tác xã Hoa kiểng Phó Thọ (Cần Thơ) là nông hộ được hỗ trợ nhà màn để thực hiện mô hình. Tổng kinh phí làm nhà màn để trồng hoa là 120 triệu đồng trên diện tích 120 m2. Theo ông Bằng, từ khi có hệ thống nhà màn nylong, vườn của ông có thể trồng được nhiều loại hoa kiểng, hoa ít gặp sâu bệnh, phát triển đồng đều, đạt chất lượng về màu sắc, năng suất hoa cũng tăng. Trồng hoa trong nhà màn, tỉ lệ hoa đẹp chiếm đến 90%. Điểm quan trọng nhất, đó là khi có nhà màn, cùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, ông Bằng có thể trồng hoa kiểng quanh năm, thay vì phải đợi đúng mùa. Những loại hoa nghịch mùa hoặc nghịch khí hậu địa phương, những loại hoa hàn đới đều có thể phát triển tốt, cho thu nhập ổn định. Mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, vườn hoa của gia đình ông Bằng có lãi từ 5 đến 6 triệu đồng.
Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật thành phố Cần Thơ Trần Ngọc Nguyên nhận định: Việc thực hiện thí điểm thành công mô hình hoa chậu kiểng trồng quanh năm bằng nhà màn là hướng đi đúng trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Mô hình hoa chậu kiểng trồng quanh năm bằng nhà màn kết hợp với tưới tự động đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Cây kiểng được trồng trong nhà màn cũng giảm việc phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu từ hóa chất nguy hại cho sức khỏe người trồng cũng như thải chất độc ra môi trường.
Trong thời gian tới, Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật thành phố Cần Thơ sẽ hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật quy trình sản xuất các giống hoa, kiểng theo mô hình mới cho người dân trồng hoa tại làng nghề, thông qua đội ngũ cán bộ khuyến nông, Hội Nông dân, Ban Chủ nhiệm hợp tác xã hoa kiểng.
Ánh Tuyết