Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản

Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản
Toàn cảnh diễn đàn.
Toàn cảnh diễn đàn.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi những kinh nghiệm, mô hình hoạt động cũng như các vấn đề còn khó khăn, hạn chế trong công tác phối hợp quản lý, giám sát an toàn thực phẩm; Phát triển chuỗi kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn tới người tiêu dùng Hà Nội; Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên  phụ nữ sản xuất nông sản an toàn; Các giải pháp kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn Hà Nội tới người tiêu dùng trong thời gian tới…

Tham dự diễn đàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường đánh giá: Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội có vai trò quan trọng trong công tác phát triển chuỗi kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn tới người tiêu dùng Hà Nội.
Tham dự diễn đàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường đánh giá: Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội có vai trò quan trọng trong công tác phát triển chuỗi kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn tới người tiêu dùng Hà Nội.

Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước với khoảng 10 triệu dân, hàng năm đón khoảng 20 triệu lượt du khách trong và ngoài nước. Vì vậy, nhu cầu về lương thực, thực phẩm của Hà Nội là rất lớn, nhất là thực phẩm an toàn, chất lượng cao. Sự liên kết, kết nối giữa các cơ sở, đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp phân phối chưa được thực hiện thường xuyên. Người tiêu dùng Hà Nội, cụ thể là các hội viên hội phụ nữ, những người có vai trò quyết định bữa ăn của gia đình hiện vẫn còn gặp những hạn chế trong việc tiếp cận các sản phẩm nông sản theo chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn.

Qua các tham luận tại diễn đàn, có thể nhận thấy, các hội viên hội phụ nữ, những người có vai trò quyết định bữa ăn của gia đình hiện vẫn còn gặp hạn chế trong việc tiếp cận các sản phẩm nông sản theo chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn.
Qua các tham luận tại diễn đàn, có thể nhận thấy, các hội viên hội phụ nữ, những người có vai trò quyết định bữa ăn của gia đình hiện vẫn còn gặp hạn chế trong việc tiếp cận các sản phẩm nông sản theo chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn.
Qua các tham luận tại diễn đàn, có thể nhận thấy, các hội viên hội phụ nữ, những người có vai trò quyết định bữa ăn của gia đình hiện vẫn còn gặp hạn chế trong việc tiếp cận các sản phẩm nông sản theo chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường đánh giá: Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội có vai trò quan trọng trong công tác phát triển chuỗi kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn tới người tiêu dùng Hà Nội. Sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hiện mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu (cụ thể: thịt gà Hà Nội mới sản xuất được khoảng 60% nhu cầu; gạo đáp ứng 35%; thịt bò 15%; thủy, hải sản đáp ứng 40%; rau củ quả đáp ứng 65%... - PV), số còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu. Việc hợp tác, phát triển sản xuất nông nghiệp, trao đổi sản phẩm nông sản giữa Hà Nội với các địa phương và giữa Hà Nội với các nước là rất cần thiết.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội hiện đã xây dựng được gần 130 điểm phân phối các sản phẩm thực phẩm an toàn trên địa bàn 12 quận nội thành.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội hiện đã xây dựng được gần 130 điểm phân
phối các sản phẩm thực phẩm an toàn trên địa bàn 12 quận nội thành.

Theo Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi mà còn tác động đến quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, du lịch, thương mại và an sinh xã hội. Ngộ độc thực phẩm và các dịch bệnh do thực phẩm gây thiệt hại lớn về sức khỏe, kinh tế, giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước, là biểu hiện văn minh của các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh, lưu thông, phân phối và người tiêu dùng. Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người.

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn bên lề diễn đàn. Trong ảnh: Lợn ốc quế - thực phẩm sạch được sản xuất ở Ba Vì (Hà Nội). Bánh chưng Vĩnh Thịnh - một sản phẩm nổi tiếng của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên được giới thiệu bên lề diễn đàn. Bánh đa que - quà quê cổ truyền thống, dư vị tuổi thơ.
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn bên lề diễn đàn. Trong ảnh: Lợn ốc quế - thực phẩm sạch được sản xuất ở Ba Vì (Hà Nội).
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn bên lề diễn đàn. Trong ảnh: Lợn ốc quế - thực phẩm sạch được sản xuất ở Ba Vì (Hà Nội). Bánh chưng Vĩnh Thịnh - một sản phẩm nổi tiếng của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên được giới thiệu bên lề diễn đàn. Bánh đa que - quà quê cổ truyền thống, dư vị tuổi thơ.
Bánh chưng Vĩnh Thịnh - một sản phẩm nổi tiếng
của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên được giới thiệu bên lề diễn đàn.
Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản ảnh 8
Bánh đa que - quà quê cổ truyền thống, dư vị tuổi thơ.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội là tổ chức chính trị - xã hội với hội viên tham gia vào hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng thực phẩm. Đây là cơ sở để Hội tích cực tuyên truyền, vận động, thông tin, giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm, huy động được nhiều phụ nữ tham gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các hội viên. Tiến tới thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn, nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Bài và ảnh: Nguyễn Tuyền

Có thể bạn quan tâm