Trong không khí tưng bừng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, ngày 15/2, huyện Trạm Tấu tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2025. Đây cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Mông và của huyện vùng cao Trạm Tấu.
Ông Đào Viết Nghiêm, Chủ tịch UBND xã Bản Công, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) cho biết, mặc dù đã gần cuối tháng 3, nhưng bất ngờ từ đêm 18/3 đến 7 giờ sáng ngày 19/3, trên đỉnh Tà Xùa thuộc xã Bản Công xuất hiện băng tuyết dày, phủ kín các cành cây.
Yên Bái là địa phương nằm ở khu vực có địa hình đồi núi phức tạp. Thành phố Yên Bái, Lục Yên, các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên… đều đối mặt với nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét.
Ở đầu nguồn nhưng vẫn thiếu nước, đây là thực tế đang hiện hữu tại xã vùng cao Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cho thấy tình trạng khô hạn đang diễn ra gay gắt, ngay cả ở những nơi có rừng đầu nguồn. Không những cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây gặp khó khăn mà nhiều diện tích lúa, ngô cũng đối diện nguy cơ mất mùa.
Tà Chì Nhù là đỉnh núi đứng thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, ngoài di chuyển từ huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, rất đông du khách lựa chọn đi từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Cung đường này có chiều dài khoảng hơn 16km.
Hiện việc cấp gạo cho các trường bán trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái bị chậm so với kế hoạch. Vì vậy, nhiều trường ở huyện vùng cao Mù Cang Chải và Trạm Tấu gặp khó khăn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh trên địa bàn.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Văn Hòe, Chánh Văn phòng Huyện ủy Trạm Tấu (Yên Bái) thông tin: Trong quá trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù vào ngày 8/10, một người đàn ông không may bị đột quỵ và tử vong.
Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Yên Bái đã ban hành các cơ chế, chính sách và đề án phát triển du lịch để biến tiềm năng thành kết quả cụ thể. Từ đó, tỉnh không chỉ là điểm đến có tính hấp dẫn cao mà còn là nơi “hội tụ sắc màu Tây Bắc”.
Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Trạm Tấu ở thị trấn Trạm Tấu (Trạm Tấu, Yên Bái) được xây dựng chủ yếu bằng gỗ pơ-mu và đá tự nhiên với khu vực tắm, ngâm khoáng gồm 3 bể bơi (1 bể khoáng nóng, 2 bể khoáng lạnh) và 1 bể ngâm - mát xa khoáng nóng. Đến đây, du khách có thể vừa ngắm toàn cảnh ruộng bậc thang và tận hưởng không khí trong lành của miền Tây Bắc.
Khác hẳn với các sản phẩm khoai khác dù là khoai lệ phố tiến vua hay khoai nương tím ở nhiều tỉnh trong Nam, ngoài Bắc, khoai sọ Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) sau khi chế biến cho vị ngon đặc trưng khó có loại khoai nào khác sánh được.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tràn về từ ngày 19/2 đến nay trên địa bàn nhiều xã Xà Hồ, Bản Mù, Làng Nhì, Tà Xi Láng huyện Trạm Tấu và La Pán Tẩn của huyện Mù Cang Chải đã xuất hiện băng giá. Trên các đỉnh núi cao như: Tà Chì Nhù xã Xà Hồ hay Tà Xùa xã Bản Công... của huyện Trạm Tấu và đỉnh Trống Páo Sang huyện Mù Cang Chải nhiệt độ xuống tới 1-2 độ C, thậm chí nhiều nơi xuống tới cả 0 độ C gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tại địa phương vừa xảy ra vụ việc hai người ở huyện Trạm Tấu mất tích do bị nước lũ cuốn trôi.
Kết hợp giá trị thiên nhiên kỳ vĩ cùng văn hóa truyền thống đa sắc, mang đậm bản sắc dân tộc đang trở thành xu hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững, hiệu quả, góp phần đưa Yên Bái thành điểm đến hàng đầu khu vực Tây Bắc.
Với chủ chương tăng cường chính sách hỗ trợ, cơ cấu lại các vùng sản xuất chè gắn với công nghiệp chế biến, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực phục hồi cây chè trở thành 1 trong 10 cây trồng chủ lực trong thời gian tới.
Hôm nay ngày 23/5, cùng với cử tri cả nước, hơn 592.500 cử tri trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Nói tới Trạm Tấu (Yên Bái) người ta nghĩ ngay đến huyện vùng núi 30A với những khó khăn chồng chất khó khăn. Để đi vào huyện duy nhất chỉ có con đường tỉnh lộ 174, vào mùa mưa lũ thường hay xảy ra sạt lở đất... nên tình trạng huyện bị cô lập với bên ngoài vẫn thường xảy ra.
Với đặc thù là vùng cao khó khăn, sau khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học, tỉnh Yên Bái vẫn duy trì các điểm trường lẻ đối với bậc học mầm non. Đường xá xa xôi, giao thông cách trở trong khi đội ngũ giáo viên mầm non hầu hết là nữ nên để hoàn thành nhiệm vụ duy trì các điểm trường mầm non, các Cô giáo phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí là phải tạm gác cả hạnh phúc cá nhân vì sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7 kết hợp với không khí lạnh đã gây mưa lớn trên diện rộng cho khu vực tỉnh Yên Bái, với lượng mưa phổ biến từ 50 - 100mm, một số nơi cao hơn.
Năm 2020, huyện vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái được giao kế hoạch trồng mới 240 ha rừng, cơ cấu cây giống chủ yếu là Sơn Tra và Pơ Mu. Tranh thủ điều kiện thuận lợi, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo người dân các thôn, bản khẩn trương triển khai việc trồng rừng. Đến thời điểm này, toàn huyện đã có gần 317 ha được trồng xong đưa số diện tích rừng trồng vượt kế hoạch gần 77 ha.
Ông Lò Văn Chanh, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hương Chanh (xã Hát Lìu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), cho biết, trồng cây sả Java để lấy tinh dầu đem lại hiệu quả rõ rệt, mỗi ha sả sau thu hoạch đem lại gia trị gia tăng cao gấp 5 - 6 lần so với trồng ngô hoặc sắn. Sả là loại cây dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc...
Để hạn chế thiệt hại về người và tài sản vào mùa mưa bão, chính quyền huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã đặc biệt quan tâm đến công tác di chuyển, bố trí dân cư đến nơi ở mới, giúp đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn ổn định cuộc sống.
Ngày 26/2, thông tin từ Sở Y tế Yên Bái cho biết, nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và nâng cao nhận thức về phòng chống dịch cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái tích cực tuyên truyền tới người dân về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng chống hiệu quả.
Khi những tia nắng ấm áp của mùa xuân tràn về cũng là lúc đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đang ra sức thi đua, đón chào xuân mới. Về Trạm Tấu hôm nay, nhìn ngắm những nương lúa, nương ngô đang kỳ gieo hạt, chúng tôi càng cảm nhận được một cuộc sống mới đang chuyển mình nơi đây.
Trạm Tấu là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái với diện tích rừng tương đối lớn, mùa khô hanh thường kéo dài từ cuối năm trước cho đến tháng 4, tháng 5 năm sau kết hợp với gió Lào thổi mạnh nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Để chủ động phòng chống cháy rừng, Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu - Nghĩa Lộ đã xây dựng phương án cụ thể đến các xã, thôn bản có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao và tổ chức diễn tập thường niên.
Ông Nguyễn Phúc Cường, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, đề án phát triển cây sơn tra tại hai huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu giai đoạn 2016 - 2020 hiện đang phát huy được hiệu quả, từng bước giúp đồng bào các dân tộc vùng cao Yên Bái từng bước cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo.
Ông Nhâm Xuân Trường - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, việc xây dựng nông thôn mới ở vùng cao Yên Bái hiện còn gặp nhiều khó khăn. Những tiêu chí xây dựng nông thôn mới như: thu nhập bền vững của người dân, vệ sinh môi trường, điện, đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa là những tiêu chí rất khó thực hiện do tỉnh Yên Bái có địa hình chia cắt, nên đầu tư xây dựng hạ tầng như điện đường, trường trạm... tốn kém mà hiệu quả không cao.
Ông Đàm Duy Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở huyện Trạm Tấu từ ngày 5/5 đến ngày 18/8 tại 692 hộ, ở 31 thôn, bản của 9 xã. Tổng số lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy 1.805 con, trọng lượng 61.153 kg. Hiện 9/9 xã ở huyện vùng cao Trạm Tấu đã qua 30 ngày không phát sinh dịch bệnh. Đến nay toàn tỉnh có 24 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch bệnh.