Tiếp tục lan tỏa sâu rộng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Tặng quà cho gia đình anh Vương Vĩnh Đình ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành (Kiên Giang) tổ chức trao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo Vương Vĩnh Đình . Ảnh: Lê Sen - TTXVN
Tặng quà cho gia đình anh Vương Vĩnh Đình ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành (Kiên Giang) tổ chức trao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo Vương Vĩnh Đình . Ảnh: Lê Sen - TTXVN

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 372/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại phiên họp tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023.

Tiếp tục lan tỏa sâu rộng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở ảnh 1Tặng quà cho gia đình anh Vương Vĩnh Đình ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành (Kiên Giang) tổ chức trao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo Vương Vĩnh Đình . Ảnh: Lê Sen - TTXVN

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Phong trào), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/12/2022. Trong đó lưu ý: Báo cáo thể hiện kết quả thực hiện Phong trào trong 2 năm qua, nhất là từ khi có Chính phủ khóa mới; khẳng định rõ Phong trào đã và đang tiếp tục được triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa ở cơ sở; đề cập và nhấn mạnh yếu tố “văn hóa” được thể hiện ngay trong công tác phòng, chống dịch bệnh vừa qua (những giá trị truyền thống tốt đẹp như tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái); những chỉ đạo liên quan của Chính phủ khóa mới (như phát triển văn hóa đọc, phong trào đọc sách…).

* Tăng cường lồng ghép hiệu quả với các phong trào, chương trình liên quan

Năm 2023 và các năm tiếp theo, cần tiếp tục triển khai Phong trào một cách kiên trì, thường xuyên, từng bước trong bối cảnh thực tiễn cuộc sống hiện nay xuất hiện nhiều vấn đề mới, tác động sâu sắc đến nhận thức, hành vi con người, nhất là đối với thế hệ trẻ. Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm:

Ban Chỉ đạo các cấp chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả Chương trình thực hiện Phong trào giai đoạn 2021 - 2026 (theo Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ) bảo đảm phù hợp với điều kiện và thực tiễn của cơ quan, đơn vị; phối hợp tham gia với cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Phong trào theo địa bàn được phân công; tạo sự chuyển biến tích cực và sâu rộng hơn nữa trong mọi lĩnh vực, tầng lớp nhân dân.

Tăng cường lồng ghép hiệu quả với các phong trào, chương trình liên quan như xây dựng nông thôn mới, toàn dân bảo vệ an ninh trật tự; đẩy mạnh tuyên truyền về công tác bảo đảm vệ sinh môi trường; xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở, văn hóa công sở và cải cách hành chính; phòng, chống tệ nạn xã hội; sự phối hợp, gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm hình thành nhân cách, giá trị đạo đức và văn hóa ứng xử.

Phát huy vai trò của các đoàn thể như Hội Khuyến học, Người cao tuổi, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và nhiều tổ chức khác trong cộng đồng trong triển khai thực hiện Phong trào ở cơ sở, gắn với việc xây dựng, hoàn thiện hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Từng bước xây dựng, hoàn thiện “bản đồ” về phong trào thi đua, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hướng dẫn cụ thể các tiêu chí về thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Các bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo và các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Phong trào, trong đó có các tiêu chí cụ thể; phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện Phong trào.

PV

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm