Có thể nói, thổ cẩm ra đời cùng lúc với lịch sử của từng dân tộc thiểu số tại Việt Nam hàng nghìn năm. Vượt những biến cố, thăng trầm, đến nay, nghề se lanh, làm thổ cẩm vẫn được các tộc người thiểu số tại Lào Cai gìn giữ như báu vật thiêng liêng của dân tộc mình. Không chỉ gắn với thuần phong mỹ tục, đằng sau tấm vải thổ cẩm là một câu chuyện, hành trình và mang nét đặc trưng chỉ có ở vùng cao.
Xác định văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, tạo sự phát triển toàn diện, cùng với hoàn thiện hạ tầng, phát triển kinh tế, các địa phương quan tâm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của từng làng quê. Qua đó, xây dựng nông thôn mới trở thành những miền quê phát triển hài hòa, bền vững. Từ hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa góp phần củng cố, thắt chặt hơn khối đại đoàn kết trong đồng bào các dân tộc ở địa phương.
Trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Xây dựng môi trường văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng, luôn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt lên hàng đầu. Trong đó, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục khẳng định là nòng cốt, bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhiều nội dung hoạt động đã đi vào thực chất, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống nhân dân.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 372/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại phiên họp tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn. Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và thu hút đông đảo sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng nếp sống văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới địa phương.
Nằm cách trung tâm xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên gần 2,5 km, xóm Ao Cống là địa phương đầu tiên của tỉnh vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2005-2010. Phát huy giá trị đã đạt được, trong 23 năm qua, xóm liên tiếp giữ vững danh hiệu “Làng Văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh”, được nhiều địa phương khác học tập.
Quỳnh Nhai là huyện vùng cao tỉnh Sơn La, có 7 dân tộc cùng chung sống. Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn luôn được huyện Quỳnh Nhai quan tâm, chăm lo chu đáo. Các thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư hoàn thiện. Những nét văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy. Qua đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, động viên nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Lễ cầu phúc, cầu lộc của người Tày ở huyện Định Hóa (Thái Nguyên) gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào, thể hiện sự thành kính với thần linh, tổ tiên; ước muốn cuộc sống hạnh phúc, an bình. Lễ được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hàng năm.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2015 mới đây, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Việt cho biết: Xây dựng nền văn hóa và con người Thành phố Hồ Chí Minh phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ; đồng thời mang nét đặc trưng của văn hóa Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những mục tiêu trong giai đoạn 2017 - 2021.