Châu Thành là huyện có diện tích trồng màu lớn nhất đạt gần 11.000 ha. Từ đầu năm đến nay, nông dân các huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh đã thu hoạch đạt sản lượng trên 300.000 tấn rau màu các loại cung ứng nhu cầu thị trường.
Tùy theo đặc thù từng vùng, nông dân đã định hình được những vùng trồng màu hàng hóa lớn như: cây rau má, rau màu thực phẩm ở huyện Châu Thành; vùng trồng dưa hấu theo mô hình lúa kết hợp dưa hấu ở Đồng Tháp Mười thuộc các huyện Tân Phước, Cai Lậy, Cái Bè; vùng trồng sen trên ruộng theo mô hình lúa kết hợp trồng sen ở huyện Tân Phước,…
Theo bà Trần Thị Nguyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, việc đưa cây màu xuống chân ruộng đã tạo cơ cấu mùa vụ và cây trồng phù hợp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 – 3 lần so với độc canh cây lúa 3 vụ/ năm trước đây. Đặc biệt, còn mở ra hướng đột phá trong việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các huyện vùng lũ lụt, tạo nguồn nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế, giúp nông nghiệp – nông dân – nông thôn đổi mới và giàu đẹp.
Qua khảo sát, hầu hết bà con áp dụng mô hình đưa cây màu xuống chân ruộng trên vùng lũ lụt đều có thu nhập khá, cuộc sống ngày càng ổn định. Đơn cử như nông dân Huỳnh Văn Phong, cư ngụ tại xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước đi đầu áp dụng mô hình luân vụ lúa kết hợp sen,cho thu nhập 36 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp đôi trồng lúa năng suất cao chưa kể nguồn lợi từ vụ lúa Đông Xuân.
Ông Dương Hoàng Linh, Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước cho biết, mô hình luân vụ lúa kết hợp trồng sen rất phù hợp với đặc thù vùng trũng Đồng Tháp Mười, giải quyết được công ăn việc làm cho lao động trong mùa nước nổi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Noi gương ông Phong, nông dân Thạnh Hòa đã mở rộng diện tích trồng sen lấy ngó theo mô hình luân vụ lúa kết hợp sen lên khoảng 100 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang.
Tùy theo đặc thù từng vùng, nông dân đã định hình được những vùng trồng màu hàng hóa lớn như: cây rau má, rau màu thực phẩm ở huyện Châu Thành; vùng trồng dưa hấu theo mô hình lúa kết hợp dưa hấu ở Đồng Tháp Mười thuộc các huyện Tân Phước, Cai Lậy, Cái Bè; vùng trồng sen trên ruộng theo mô hình lúa kết hợp trồng sen ở huyện Tân Phước,…
Theo bà Trần Thị Nguyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, việc đưa cây màu xuống chân ruộng đã tạo cơ cấu mùa vụ và cây trồng phù hợp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 – 3 lần so với độc canh cây lúa 3 vụ/ năm trước đây. Đặc biệt, còn mở ra hướng đột phá trong việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các huyện vùng lũ lụt, tạo nguồn nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế, giúp nông nghiệp – nông dân – nông thôn đổi mới và giàu đẹp.
Qua khảo sát, hầu hết bà con áp dụng mô hình đưa cây màu xuống chân ruộng trên vùng lũ lụt đều có thu nhập khá, cuộc sống ngày càng ổn định. Đơn cử như nông dân Huỳnh Văn Phong, cư ngụ tại xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước đi đầu áp dụng mô hình luân vụ lúa kết hợp sen,cho thu nhập 36 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp đôi trồng lúa năng suất cao chưa kể nguồn lợi từ vụ lúa Đông Xuân.
Ông Dương Hoàng Linh, Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước cho biết, mô hình luân vụ lúa kết hợp trồng sen rất phù hợp với đặc thù vùng trũng Đồng Tháp Mười, giải quyết được công ăn việc làm cho lao động trong mùa nước nổi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Noi gương ông Phong, nông dân Thạnh Hòa đã mở rộng diện tích trồng sen lấy ngó theo mô hình luân vụ lúa kết hợp sen lên khoảng 100 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang.
Minh Trí