Diện mạo mới trên quê hương Ấp Bắc anh hùng

Diện mạo mới trên quê hương Ấp Bắc anh hùng

Phát huy tinh thần chiến thắng Ấp Bắc, Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy đã đồng tâm hiệp lực, nỗ lực vượt khó xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao.

Trao Bằng công nhận Cẩm Sơn đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Tiền Giang có 4 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Chiều 15/1, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh chủ trì lễ công bố và trao Bằng công nhận xã Cẩm Sơn (huyện Cai Lậy) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Đảng bộ, nhân dân xã Cẩm Sơn công trình phúc lợi xã hội trị giá 2 tỷ đồng.
Tạo dựng cơ nghiệp vững vàng từ cây đặc sản địa phương

Tạo dựng cơ nghiệp vững vàng từ cây đặc sản địa phương

Sầu riêng đang là cây trồng chủ lực tại các địa phương vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang như: huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, huyện Cái Bè, mang lại cho nông dân một nguồn lợi kinh tế quan trọng, giúp nhiều người vươn lên trở thành tỉ phú vùng nông thôn, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả vùng ngập lũ

Phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả vùng ngập lũ

Các huyện đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) là Cai Lậy và Cái Bè tập trung chuyển đổi từ trồng lúa bấp bênh sang phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, phù hợp với thổ nhưỡng, có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu. Một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được lựa chọn: xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng…với tổng diện tích trên 34.000 ha, sản lượng mỗi năm hơn 543.000 tấn. Chương trình thực hiện nhằm cụ thể hóa mục tiêu chung sống với lũ.
Hiệu quả mô hình nuôi dê an toàn sinh học ở Tiền Giang

Hiệu quả mô hình nuôi dê an toàn sinh học ở Tiền Giang

Là tỉnh nằm ở ven biển Nam Bộ, có chiều dài bờ biển trên 30 km, địa hình đa dạng (vùng lợ, mặn, vùng sinh thái ngọt, vùng ngập lũ và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười), tỉnh Tiền Giang đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Tam Bình phát triển kinh tế theo vùng chuyên canh

Tam Bình phát triển kinh tế theo vùng chuyên canh

Xã Tam Bình, huyện Cai Lậy ở trong nhóm 4 xã đầu tiên của tỉnh Tiền Giang được công nhận đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới vào năm 2014. Đó là nỗ lực của một xã vốn thuần nông, sản xuất nông nghiệp là tiềm năng và thế mạnh chủ yếu nhưng đối mặt nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh nặng nề và hàng năm luôn nằm trong vùng ảnh hưởng lũ lụt sông Cửu Long.
Ông Võ Văn Tràng làm giàu trên vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền

Ông Võ Văn Tràng làm giàu trên vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền

Xã Phú An, huyện Cai Lậy nằm trong vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang. Trước đây, ở khu vực này, lũ lụt lớn gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Hưởng ứng chủ trương của Nhà nước về chuyển đổi cây trồng vật nuôi, “sống chung với lũ”, ông Võ Văn Tràng, sinh năm 1973, ngụ tại ấp 6, xã Phú An đã mạnh dạn chuyển 5.000 m2 đất trồng lúa bấp bênh sang lập vườn trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản. Nhờ vậy, gia đình ông có thu nhập ổn định, không những thoát nghèo mà còn trở thành tấm gương làm giàu ở địa phương.
Doanh nhân miệt vườn Nguyễn Thanh Huỳnh góp phần xây dựng nông thôn mới

Doanh nhân miệt vườn Nguyễn Thanh Huỳnh góp phần xây dựng nông thôn mới

Ở vùng chuyên canh sầu riêng huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Thanh Huỳnh - chủ cơ sở thu mua sầu riêng xuất khẩu Huỳnh Thu không chỉ là doanh nhân thành công mà còn nổi tiếng bởi giàu lòng nhân ái, ham giúp đỡ những gia đình nghèo khó, neo đơn bằng những việc làm thiết thực.
Ông Huỳnh Văn Sẵn làm giàu nhờ kịp thời chuyển đổi cây trồng sống chung với lũ

Ông Huỳnh Văn Sẵn làm giàu nhờ kịp thời chuyển đổi cây trồng sống chung với lũ

Trong những ngày này, về thăm khu vườn sầu riêng của ông Huỳnh Văn Sẵn, cư ngụ tại ấp Mỹ Thuận, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy ai cũng phải trầm trồ trước những cây sầu riêng trĩu trái đang gần thu hoạch. Đặc biệt, thương lái cũng đang thu mua với mức giá hết sức hấp dẫn, trên 80.000 đồng/kg.
Tiền Giang tích cực chuyển đổi sản xuất trên nền đất lúa

Tiền Giang tích cực chuyển đổi sản xuất trên nền đất lúa

Hiện nay, nông dân các huyện vùng ngập lũ phía tây tỉnh Tiền Giang như: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước đã mở rộng diện tích trồng rau màu theo các mô hình luân canh, chuyên canh màu trên ruộng lúa lên gần 16.000 ha, góp phần phá thế độc canh cây lúa, thích ứng với điều kiện sản xuất khó khăn, giảm nhẹ nguy cơ thiên tai gây hại vừa giúp bà con ổn định cuộc sống theo hướng “chung sống với lũ”.
Tiền Giang phát triển mạnh vườn chuyên canh cây ăn quả đặc sản

Tiền Giang phát triển mạnh vườn chuyên canh cây ăn quả đặc sản

Nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế vườn theo hướng xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, nông dân huyện Cai Lậy đã có thu nhập bình quân mỗi ha vườn 150 triệu đồng/năm đối với mùa thuận và đạt kỷ lục từ 300 - 400 triệu đồng/năm vào mùa nghịch, cao gấp 10 lần trồng lúa năng suất cao.
Trồng sầu riêng VietGAP thu tiền tỷ mỗi năm

Trồng sầu riêng VietGAP thu tiền tỷ mỗi năm

Tiền Giang hiện xây dựng được vùng trồng chuyên canh sầu riêng khoảng 7.000 ha tập trung ở các xã phía nam quốc lộ 1 thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và vùng lân cận.