Diện mạo mới trên quê hương Ấp Bắc anh hùng

Phát huy tinh thần chiến thắng Ấp Bắc, Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) đã đồng tâm hiệp lực, nỗ lực vượt khó xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao.

potal-phat-huy-truyen-thong-anh-hung-trong-xay-dung-nong-thon-moi-nang-cao-7783458.jpg
Tượng đài "Ba chiến sĩ gang thép" tại khu Di tích lịch sử Chiến thắng Ấp Bắc nhắc nhở người dân về lịch sử oai hùng của địa phương. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Cách đây 62 năm (ngày 2/1/1963), tại địa danh mang tên Ấp Bắc, thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), cuộc chiến đấu không cân sức giữa lực lượng quân đội Mỹ và bộ đội địa phương đã diễn ra. Đại đội 1, Tiểu đoàn 514 và Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 đã bẻ gãy chiến thuật “trực thăng vận" và "thiết xa vận” của kẻ thù, mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng miền Nam.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, trên trận địa xưa, quân dân xã Tân Phú nói riêng, tỉnh Tiền Giang nói chung tiếp tục xây dựng quê hương giàu đẹp từ hào khí chiến thắng Ấp Bắc oai hùng.

potal-phat-huy-truyen-thong-anh-hung-trong-xay-dung-nong-thon-moi-nang-cao-7783444.jpg
Hội viên Hội Nông dân xã Tân Phú tham gia chăm sóc hoa kiểng ở đường giao thông nông thôn. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Chiến trường Ấp Bắc ngày nào cùng những hố bom chi chít đã được phủ xanh bởi những cánh đồng lúa, rau màu, vườn cây ăn trái xanh mướt mắt. Đến nay, toàn xã Tân Phú đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông nông thôn (các tuyến đường giao thông liên xóm, ấp đều được bê tông hóa), trạm y tế và trường học. Hai bên những con đường được trải nhựa hoặc bê tông hóa khang trang là nhiều loại hoa được người dân trồng tỉa, chăm sóc cẩn thận…

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy cho biết: Thời gian qua, nhờ công tác hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của nhân dân địa phương đạt hiệu quả cao. Năng suất bình quân đạt gần 7 tấn/ha trở lên, sản lượng lúa hằng năm đạt gần 7.000 tấn. Trong năm 2024, bà con nông dân đã chuyển 7 ha từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm, nâng tổng số diện tích chuyển đổi trồng cây lâu năm toàn xã lên 209,51 ha, chủ yếu là trồng dừa, bưởi, mãng cầu, sầu riêng, mít…, sản lượng trong năm 2024 là 2.150/1.600 tấn, đạt 117,8% so với chỉ tiêu. Trên địa bàn xã có 17 ha sầu riêng đã cho trái và thu hoạch, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha. Do ngăn được nước mặn xâm nhập nên diện tích trồng mít, sầu riêng, dừa và cây ăn trái khác phát triển, cho sản lượng tương đối ổn định, chất lượng tốt. Bên cạnh trồng lúa và cây ăn trái, nông dân còn đẩy mạnh mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng màu dưới chân ruộng, đạt hiệu quả cao. Đến cuối năm 2024, toàn xã chỉ còn 7 hộ nghèo và 21 hộ cận nghèo.

potal-phat-huy-truyen-thong-anh-hung-trong-xay-dung-nong-thon-moi-nang-cao-7783443.jpg
Xã Tân Phú có 17 ha diện tích sầu riêng, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, bên cạnh các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, người dân trong xã đồng tình, hưởng ứng bằng việc hiến đất, đóng góp ngày công lao động để xây dựng cơ sở vật chất, giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, vệ sinh môi trường, xóa nhà tạm cho hộ nghèo, kiên cố hóa trường lớp… với tổng kinh phí trên 254,7 tỉ đồng. Đặc biệt, nhân dân đóng góp trên 132,8 tỉ đồng; riêng đóng góp xây dựng giao thông nông thôn mỗi năm là gần 1 tỉ đồng. Từ đó, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố, bán kiên cố đạt 100 %.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Phú Nguyễn Văn Phương khẳng định: Xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2022. Những thành tích đạt được về phát triển kinh tế - văn hóa -xã hội như hôm nay là nhờ nỗ lực rất lớn của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã. Đặc biệt, truyền thống hào hùng của Chiến thắng Ấp Bắc được phát huy cùng tinh thần đoàn kết chính là động lực thúc đẩy nhân dân vượt khó, phát triển kinh tế.

potal-phat-huy-truyen-thong-anh-hung-trong-xay-dung-nong-thon-moi-nang-cao-7783437.jpg
Sản phẩm cơm cháy Cô Đèo (xã Tân Phú) được công nhận sản phẩm OCOP. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Trong tương lai, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Phú tiếp tục tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình tổ chức phù hợp yêu cầu phát triển mới theo chuỗi giá trị sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đời sống người dân, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đồng thời, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế có sẵn để phát triển toàn diện và bền vững hơn, nhất là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Xã tranh thủ và huy động nguồn lực tổng hợp để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; kết hợp chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi".

potal-phat-huy-truyen-thong-anh-hung-trong-xay-dung-nong-thon-moi-nang-cao-7783427.jpg
Xã Tân Phú có diện tích gieo sạ 974,1 ha cùng 3 vụ lúa, tổng sản lượng đạt 6.668 tấn. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Một ngày mới sôi động trên quê hương Ấp Bắc anh hùng với hình ảnh các em học sinh nói cười rộn rã, đạp xe đến trường trên những con đường nhựa phẳng lì, như khẳng định một niềm tin vào thế hệ tương lai sẽ tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, để xứng đáng với những hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong trận đánh hào hùng năm xưa.

Hữu Chí

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

“Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 tại huyện Nậm Pồ

“Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 tại huyện Nậm Pồ

Ngày 4/1, tại UBND xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên phối hợp với UBND huyện Nậm Pồ tổ chức Chương trình “Ngày hội Biên phòng toàn dân” và “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Ông Phạm Văn Ụa, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu. Ảnh: TTXVN phát

Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi giảm nhanh

Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ nên năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo tại 5 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã giảm 7%, vượt 2,5% so với Nghị quyết tỉnh giao. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh bứt phá trong năm 2025, giúp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thời tiết ngày 4/1/2025: Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nơi dưới 9 độ C

Thời tiết ngày 4/1/2025: Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nơi dưới 9 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù vào sáng sớm, trời tiếp tục rét, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại với nền nhiệt dưới 9 độ C. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh ở Nam Trung Bộ.

Các tổ chức ủng hộ chương trình “Nối vòng tay nhân ái” giúp người nghèo Quảng Trị. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN

Nối vòng tay nhân ái hỗ trợ người nghèo Quảng Trị

Tối 3/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình và Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Chương trình "Nối vòng tay nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025.

Thắm tình quân dân nơi biên giới tỉnh Khánh Hòa

Thắm tình quân dân nơi biên giới tỉnh Khánh Hòa

Tối 3/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đơn vị tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng, ấm lòng dân bản”, chào đón Xuân Ất Tỵ 2025 cho người dân địa phương các xã, phường do Đồn Biên phòng Ninh Hải theo dõi, quản lý.

Trao quà Tết cho người dân xã A Lù và xã Y Tý, huyện Bát Xát. Ảnh: Hương Thu-TTXVN

“Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”: Mang Tết sớm đến vùng lũ A Lù, Y Tý

Ngày 3/1, tại xã A Lù, huyện Bát Xát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp UBND huyện Bát Xát, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các đơn vị đồng hành tổ chức Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" cho đồng bào các dân tộc hai xã biên giới A Lù và Y Tý. Đây là hai trong những xã vừa chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do bão số 3 gây ra. Do đó, việc lựa chọn để tổ chức chương trình góp phần thiết thực mang Tết về sớm với bà con nhân dân.

Sóc Trăng sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sóc Trăng sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tại Sóc Trăng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng về nông nghiệp - nông thôn - nông dân.

Đắk Nông tăng cường lực lượng tại các điểm “nóng” về phá rừng, lấn chiếm đất rừng

Đắk Nông tăng cường lực lượng tại các điểm “nóng” về phá rừng, lấn chiếm đất rừng

Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký văn bản yêu cầu các ngành chức năng, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng dịp lễ, Tết. Qua đó, chủ động ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật, giảm thiểu thiệt hại về rừng trong thời điểm lễ, Tết và cùng với đó là bắt đầu cao điểm mùa khô.

Thái Nguyên: Xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững

Thái Nguyên: Xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững

Tại tỉnh Thái Nguyên, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, mang tính bền vững. Trong năm qua, cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tạo diện mạo khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đưa kinh tế nông thôn tăng trưởng nhanh, sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị được hình thành và phát triển, nâng cao giá trị gia tăng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Phát hiện vụ vận chuyển hơn 22 kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam

Phát hiện vụ vận chuyển hơn 22 kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam

Sáng 3/1, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng phát hiện vụ vận chuyển trái phép hơn 22kg ma túy các loại từ Campuchia về Việt Nam. Trước đó, ngày 26/12/2024, tổ công tác gồm Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang), Đội Đặc nhiệm Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang), Đoàn 3 - Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Công an tỉnh An Giang, Công an huyện An Phú tổ chức tuần tra, mật phục tại khu vực bến đò Chăm (thuộc tổ 13, ấp Bình Di, xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang).

Kon Tum yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn lao động sau tai nạn tại Thủy điện Đăk Mi

Kon Tum yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn lao động sau tai nạn tại Thủy điện Đăk Mi

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn vừa ký văn bản số 01/UBND-HTKT về việc tăng cường quản lý chất lượng, an toàn lao động trong các công trình xây dựng ở tỉnh. Đây là động thái của tỉnh sau vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại Thủy điện Đăk Mi 1 khiến 5 người tử vong hôm 31/12/2024.

Hạ tầng giao thông giúp cải thiện đời sống vùng đồng bào dân tộc ở Nho Quan

Hạ tầng giao thông giúp cải thiện đời sống vùng đồng bào dân tộc ở Nho Quan

Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của bà con được nâng lên.

Vùng quê cách mạng Mỹ Phước trên đường đổi mới

Vùng quê cách mạng Mỹ Phước trên đường đổi mới

Xã Mỹ Phước là một trong 9 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, vùng sâu của tỉnh. Trong thời kháng chiến, Mỹ Phước là vùng căn cứ cách mạng. Đảng bộ và nhân dân xã được phong tặng đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhiều điểm sáng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Lào Cai

Nhiều điểm sáng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Lào Cai

Tỉnh Lào Cai đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu đến hết tháng 6/2025 sẽ xóa xong toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát, vượt 6 tháng so với mốc thời gian Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Thời tiết ngày 3/1/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Thời tiết ngày 3/1/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời tiếp tục duy trì trạng thái rét về đêm và sáng sớm, ngày nắng. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh ở Nam Trung Bộ.

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Khen thưởng lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ ​

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Khen thưởng lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ ​

Chiều 2/1, sau khi tìm thấy thi thể thứ 2 tại suối Đăk Mi (vào lúc 15 giờ 46 phút), ông Lê Viết Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã thưởng nóng cho lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 5 người chết tại Thủy điện Đăk Mi 1.

Giải pháp giảm nghèo bền vững tại Quảng Trị

Giải pháp giảm nghèo bền vững tại Quảng Trị

Bà Lê Nguyễn Huyền Trang, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo bền vững.

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Sau bão số 3 (Yagi), một số nơi trồng đào tại tỉnh Yên Bái bị tàn phá nặng nề, một số diện tích đào bị ngập sâu. Sau 3 tháng cố gắng khắc phục, nhưng nhiều gốc đào vẫn bị chết khô la liệt, khiến người dân xót xa trong bất lực.

Tiền Giang tập trung khắc phục sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân

Tiền Giang tập trung khắc phục sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân

Nằm bên bờ sông Tiền, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, Tiền Giang luôn phải đối mặt với nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh rạch diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh, trên địa bàn tỉnh hiện còn 66 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài 8.087m và kinh phí xử lý, khắc phục ước lên đến trên 226,7 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Nhiều diêm dân bỏ hoang đồng muối

Thanh Hóa: Nhiều diêm dân bỏ hoang đồng muối

Trước đây, nhiều diêm dân sống tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thoát nghèo nhờ làm muối, thế nhưng vài năm trở lại đây, người dân gần như không thể sản xuất muối do địa phương đang có nhiều dự án vào đầu tư, xây dựng, làm ảnh hưởng đến việc làm muối.