Chiều 27/7, ông Nguyễn Đức Thịnh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang cho biết, các ngành chức năng địa phương đang khẩn trương khắc phục vụ lốc xoáy tại huyện Cái Bè.
Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu và “chung sống với lũ”, nông dân hai huyện đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang): Cai Lậy và Cái Bè đã chuyển đổi gần 13.000 ha đất canh tác những địa bàn khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng lũ lụt sông Cửu Long sang trồng mít Thái chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, để cụ thể hóa chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai, trong giai đoạn 2021 – 2025, địa phương có kế hoạch chuyển đổi 5.400 ha đất trồng lúa ở những địa bàn sản xuất khó khăn sang các cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các huyện nằm ở phía đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành... là vựa lúa, vựa trái cây đặc sản có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Nguồn lợi kinh tế lớn này đã giúp nông dân ổn định đời sống, nông nghiệp - nông thôn đổi mới. Gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến khu vực này. Điển hình mùa khô 2019 - 2020, lần đầu tiên, vùng trồng cây ăn trái phải đối mặt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng.
Là tỉnh nằm ở ven biển Nam Bộ, có chiều dài bờ biển trên 30 km, địa hình đa dạng (vùng lợ, mặn, vùng sinh thái ngọt, vùng ngập lũ và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười), tỉnh Tiền Giang đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Ở Tiền Giang, nói đến ông Âu Văn On, cư ngụ tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè, ai cũng tỏ lòng khâm phục người nông dân nhạy bén trước thời cơ và vận hội mới, khởi xướng mô hình cá + lúa thích ứng biến đổi khí hậu, cụ thể hóa chủ trương “chung sống với lũ”, đánh thức tiềm năng kinh tế vùng Đồng Tháp Mười, mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa tạo dựng nên cơ nghiệp vững vàng.
Hiện nay, nông dân các huyện vùng ngập lũ phía tây tỉnh Tiền Giang như: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước đã mở rộng diện tích trồng rau màu theo các mô hình luân canh, chuyên canh màu trên ruộng lúa lên gần 16.000 ha, góp phần phá thế độc canh cây lúa, thích ứng với điều kiện sản xuất khó khăn, giảm nhẹ nguy cơ thiên tai gây hại vừa giúp bà con ổn định cuộc sống theo hướng “chung sống với lũ”.