Tiền Giang: Nâng cao hiệu quả truyền thông, thu hút đối tượng tham gia bảo hiểm

Từ 1/4/2023, người mắc COVID-19 phát sinh trong quá trình lao động sẽ được hưởng BHXH theo danh mục bệnh nghề nghiệp. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
Từ 1/4/2023, người mắc COVID-19 phát sinh trong quá trình lao động sẽ được hưởng BHXH theo danh mục bệnh nghề nghiệp. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Theo Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Tiền Giang Võ Khánh Bình, năm 2023, địa phương quan tâm nâng cao hiệu quả truyền thông, phấn đấu thu hút trên 221.000 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gần 36.000 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; đạt tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên 5.147 tỷ đồng (trong đó, nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên 3.181 tỷ đồng và nguồn thu bảo hiểm y tế trên 1.632 tỷ đồng).

Tiền Giang: Nâng cao hiệu quả truyền thông, thu hút đối tượng tham gia bảo hiểm ảnh 1Từ 1/4/2023, người mắc COVID-19 phát sinh trong quá trình lao động sẽ được hưởng BHXH theo danh mục bệnh nghề nghiệp. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Để đạt được mục tiêu trên, ngay từ đầu năm 2023, Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã tập trung vào hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ mục tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội bắt buộc… Ông Võ Khánh Bình cho biết thêm, đơn vị tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm, đối tượng và linh hoạt, phù hợp từng địa bàn dân cư; chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, trên các ứng dụng internet bảo đảm mọi người dân có thể tiếp cận tốt nhất các thông tin cần thiết về các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Mặt khác, công tác truyền thông được tiến hành thường xuyên, liên tục, chủ động, kịp thời, đi trước một bước nhằm tạo sự đồng thuận, nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của Đảng, Nhà nước trong nhân dân.

Trên cơ sở phối hợp cùng các cơ quan truyền thông tại Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn, Bảo hiểm Xã hội tỉnh triển khai phương châm truyền thông trúng và đúng theo từng chủ đề, theo các ngày lễ lớn và lĩnh vực phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời, ứng dụng tốt công nghệ thông tin, nhất là nền tảng các trang fanpage, facebook, zalo, official, Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm Xã hội tỉnh Tiền Giang… kịp thời trả lời thắc mắc của người lao động, người sử dụng lao động liên quan đến các chính sách về bảo hiểm; triển khai ứng dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số trong phát triển đối tượng tham gia (thực hiện đánh giá chỉ tiêu đăng ký, cài đặt VssID cho Bảo hiểm Xã hội các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh). Bảo hiểm Xã hội các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người tham gia cài đặt ứng dụng trên môi trường mạng xã hội như: zalo, facebook… để người dân tự đăng ký tài khoản và sử dụng để liên hệ trực tiếp với người hướng dẫn đăng ký, cài đặt ứng dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số.

Năm 2022, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Tiền Giang chủ động triển khai các giải pháp quyết liệt nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được giao, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương sau đại dịch COVID-19. Nhờ đó, các chỉ tiêu về số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đều đạt 100%. Cụ thể: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 31,3% (vượt 2,3% chỉ tiêu); tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 94,2% (vượt 1,2% chỉ tiêu). Toàn ngành đã đạt tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên 5.235 tỷ đồng; tăng trên 815,5 tỷ đồng so với năm 2021.


Minh Trí

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm