Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thai phụ: Lợi ích nhiều hơn nguy cơ

Bác sỹ Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thai phụ. Ảnh: TTXVN phát
Bác sỹ Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thai phụ. Ảnh: TTXVN phát

Theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mới được Bộ Y tế ban hành ngày 10/8, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú thuộc đối tượng tiêm vaccine COVID-19. Đây là tin mừng cho hàng triệu bà mẹ đang mang thai vì tiêm vaccine được coi là cách tốt nhất để hạn chế các nguy cơ suy hô hấp nặng, phải nhập viện hồi sức cấp cứu hay can thiệp kỹ thuật ECMO, thậm chí là tử vong mẹ và con… nếu chẳng may thai phụ mắc COVID-19.

Lợi cho cả mẹ và con

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các thai phụ là rất cần thiết. Thai phụ có nhu cầu oxy nhiều hơn bình thường. Khi mắc COVID-19, phổi bị tổn thương dễ gây khó thở và suy hô hấp nhanh, nếu không can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp thai phụ giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh; nguy cơ lây nhiễm cho người khác (do virus khi vào cơ thể sẽ được dung hòa và giảm bớt nồng độ lây nhiễm); nguy cơ chuyển từ mức độ nhẹ, trung bình sang mức độ nặng, nguy kịch. Đồng thời, khi phụ nữ mang thai được tiêm ngừa, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus, kháng thể đó sẽ đi qua máu cuống rốn và đi tới em bé. Khi em bé được sinh ra cũng sẽ được hưởng kháng thể đó từ mẹ. Nếu mẹ cho con bú, bé sẽ tiếp tục được hưởng thêm kháng thể thông qua sữa mẹ, bác sỹ Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết.

Về vấn đề này, Tiến sỹ, bác sỹ Lê Quang Thanh Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ chia sẻ, nhiều nghiên cứu cho thấy những thai phụ mắc COVID-19 có nguy cơ nhiễm trùng cao gấp 5 lần, nguy cơ suy hô hấp rất cao, nguy cơ phải vào hồi sức tích cực cao gấp 4 lần, tỷ lệ tử vong cao gấp 22 lần những thai phụ không mắc COVID-19. Thai kỳ được xem là yếu tố nguy cơ độc lập, thậm chí được xem là một dạng bệnh lý nền khi mắc COVID-19, vì thế rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, thai phụ mắc COVID-19 sẽ gặp các nguy cơ cao về sảy thai, sinh non, thai chậm phát triển, suy thai, tử vong sơ sinh cao… Tỷ lệ phải nằm hồi sức tích cực cho cả mẹ và con là lớn và thời gian nằm viện lâu.

Bác sỹ Lê Quang Thanh nhấn mạnh, tiêm vaccine phòng COVID-19 còn có lợi ích rất lớn trong trường hợp: nếu thai phụ bị nhiễm virus, khả năng bị biến chứng nghiêm trọng nặng hoặc tử vong hầu như không có. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy nếu hoàn tất các liệu trình tiêm 2 mũi và có đủ thời gian để phát huy hiệu quả bảo vệ cơ thể của vaccine thì 100% không có tử vong và 90% không có biến chứng nặng. Hầu hết, những người được tiêm chủng đầy đủ không có biến chứng, nếu có thì rất nhẹ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, vaccine là vũ khí tối ưu để chấm dứt đại dịch. Nguy cơ lây lan mầm bệnh sẽ giảm nếu tỷ lệ tiêm chủng cộng đồng đạt 70-85%. Việt Nam đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 có quy mô lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, an toàn, hiệu quả và công bằng, “tiêm đến đâu, an toàn đến đó”. Trì hoãn tiêm hay “kén chọn” vaccine vào lúc này chính là rào cản lớn, làm chậm tiến độ thực hiện mục tiêu sớm tạo miễn dịch cộng đồng nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Giải đáp thắc mắc về các loại vaccine COVID-19 dành cho thai phụ, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ Lê Quang Thanh cho biết, tại Việt Nam hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành cho 6 loại vaccine: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Vero Cell, Sputnik V, Janssen. Trong các loại này, duy nhất chỉ có Sputnik V ghi rõ cấm sử dụng trong thai kỳ. Còn các loại vaccine khác, đều có thể sử dụng cho thai phụ.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thai phụ: Lợi ích nhiều hơn nguy cơ ảnh 1Bác sỹ Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thai phụ. Ảnh: TTXVN phát

Tích cực triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho thai phụ

Theo chia sẻ của Tiến sĩ, bác sỹ Lê Quang Thành, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, ngay trong ngày 10/8, sau khi có quyết định của Bộ Y tế, Bệnh viện Từ Dũ đã triển khai tiêm vaccine cho 21 bà mẹ mang thai là nhân viên của bệnh viện. Ngày 13/8, bệnh viện bắt đầu triển khai tiêm cho các bà mẹ mang thai trong cộng đồng. Đến ngày 19/8, bệnh viện đã tiêm được cho khoảng 3.000 trường hợp, tất cả đều không ghi nhận biến chứng.

Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện đầu tiên triển khai tiêm phòng vaccine COVID-19 cho thai phụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngày 12-19/8, Bệnh viện đã tiêm được 2.500-3.000 mũi tiêm cho nhân viên y tế bệnh viện và các thai phụ đến khám tại đây.

Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương Hoàng Thị Diễm Tuyết chia sẻ thêm, việc chứng kiến cảnh nhiều thai phụ mắc COVID-19 bị diễn tiến nặng dẫn đến thai lưu hoặc tử vong cả mẹ lẫn con đã thôi thúc các y, bác sỹ tại đây triển khai việc tiêm vaccine COVID-19 cho càng nhiều thai phụ càng nhanh, càng tốt.

Bác sỹ Hoàng Thị Diễm Tuyết cũng lưu ý, bất cứ loại thuốc nào đưa vào cơ thể dù ở đường uống hay tiêm thì đều xảy ra tác dụng phản vệ từ mức độ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên tỷ lệ phản ứng ở phụ nữ sau tiêm rất thấp. Bằng chứng là thực tế trên khoảng 3.000 ca tiêm tại Bệnh viện Hùng Vương chưa có ca nào bị phản ứng phản vệ sau tiêm. Các phản ứng phụ thường gặp như sốt dường như thấp hơn trong cộng đồng với sử dụng cùng một loại vaccine; các tác dụng phụ khác như mệt mỏi, đau đầu cũng ít gặp hơn… Tiêm vaccine mang lại hiệu quả rất lớn trong việc bảo bệ tính mạng cho mẹ và con. So với những phản ứng phụ này thì lợi ích mang lại lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ.

Bác sỹ Hoàng Thị Diễm Tuyết hướng dẫn, sau tiêm nếu bị sốt thai phụ nên uống nhiều nước, đắp khăn mát, uống paracetamol để hạ sốt. Còn triệu chứng đau tại chỗ tiêm sau 5-7 ngày sẽ mất nên thai phụ có thể yên tâm.

Do phụ nữ mang thai là nhóm có tính đặc thù nên quy trình tiêm vaccine COVID-19 cũng có một số điểm đặc biệt hơn. Các khâu trong quy trình vẫn diễn ra theo các bước: Khám sàng lọc, tư vấn, tiêm và theo dõi sau tiêm. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bắt buộc phải khám thai trước khi được tư vấn tiêm ngừa. Khâu theo dõi sau tiêm chủng ở bà mẹ mang thai cũng khác thông thường vì phải theo dõi sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi, việc tư vấn cách xử lý những phản ứng bất lợi sau tiêm và liên hệ cho ai khi cần… cũng được đặc biệt chú trọng.

Các chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai trên 13 tuần nên tiêm vaccine COVID-19 ở các bệnh viện có Khoa Sản.

Trong trường hợp các cơ sở y tế như: Trung tâm y tế, đội tiêm, bệnh viện đa khoa không có Khoa Sản… vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19 cho thai phụ nếu đảm bảo đủ điều kiện về thiết bị cấp cứu, có kỹ năng và được đào tạo bài bản trong các khâu, đặc biệt là khám sàng lọc trước tiêm, đảm bảo chỉ định tiêm chủng chính xác… Các đơn vị tiêm chủng cũng cần được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng những phương án xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm theo đúng quy định của Bộ Y tế.

PV

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ nấm độc, cá nóc, so biển, cây, củ quả rừng tự nhiên

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ nấm độc, cá nóc, so biển, cây, củ quả rừng tự nhiên

Ngày 24/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 506/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị chức năng tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên…

Năm khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Năm khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; các trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Cao Bằng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nghi sởi

Cao Bằng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nghi sởi

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng thông tin, bệnh nhân Hoàng A.Q (sinh năm 2023, dân tộc Mông, trú tại Bản Oóng, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc) đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn) đã tử vong ngày 10/3, nghi liên quan đến bệnh sởi.

Phát hiện mới mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư

Phát hiện mới mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư

Ngày 17/3, Viện Nghiên cứu Y khoa Nhi (CMRI) tại thành phố Sydney công bố kết quả nghiên cứu mới cho thấy các nhà khoa học đã phát hiện một cơ chế đáng ngạc nhiên có thể giúp các tế bào trở thành “tấm khiên” ngăn ngừa ung thư.

Nga phát triển liệu pháp phóng xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Nga phát triển liệu pháp phóng xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà khoa học tại Đại học Bách khoa Tomsk (TPU), Nga, đã phát triển và được cấp bằng sáng chế cặp dược phẩm phóng xạ trị liệu (Theranostic) đầu tiên của Nga, mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo thông báo từ TPU, giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ban đầu đã thành công.

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ ngộ độc do ăn đá bào chứa glycerol

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ ngộ độc do ăn đá bào chứa glycerol

Các nhà nghiên cứu ở Anh và Ireland mới đây đã đưa ra cảnh báo trẻ em dưới 8 tuổi không nên ăn đá bào có chứa glycerol. Lý do là bởi món giải khát có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn trẻ nhỏ này tiềm ẩn nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Tập luyện cơ bắp giúp cải thiện giấc ngủ ở người cao tuổi

Tập luyện cơ bắp giúp cải thiện giấc ngủ ở người cao tuổi

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thái Lan, tập thể dục, đặc biệt là các bài tập tăng cường sức mạnh và tập aerobic, đã chứng minh hiệu quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ so với các hoạt động thông thường.

Cà Mau: 4 người nhập viện cấp cứu vì ăn cá nóc

Cà Mau: 4 người nhập viện cấp cứu vì ăn cá nóc

Ngày 4/3, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cho biết, bệnh viện tiếp nhận 4 bệnh nhân cùng ngụ tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, bị ngộ độc sau khi ăn cá nóc, trong đó có 2 trường hợp vẫn đang phải thở máy.

Nghiên cứu từ Anh về "siêu thực phẩm" cho não bộ

Nghiên cứu từ Anh về "siêu thực phẩm" cho não bộ

Một nghiên cứu mới từ Đại học Reading, Vương quốc Anh, đã mang đến những phát hiện đáng chú ý về tác động tích cực của việc bổ sung hạt óc chó vào bữa sáng đối với khả năng nhận thức ở người trẻ.

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Hiện đang là thời điểm giao mùa Đông - Xuân, với độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là dịch cúm.

Thực phẩm lên men giúp giảm stress, trầm cảm

Thực phẩm lên men giúp giảm stress, trầm cảm

Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Singapore vừa phát hiện mối liên hệ quan trọng giữa vi khuẩn đường ruột và sức khỏe tâm thần, mở ra hy vọng mới trong việc điều trị lo âu và trầm cảm thông qua chế độ ăn uống.

Người dân không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ vì bệnh cúm

Người dân không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ vì bệnh cúm

Những ngày qua, thông tin về diễn biến phức tạp của dịch cúm tại Việt Nam và trên thế giới khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Đặc biệt, sau khi một nữ diễn viên nổi tiếng người Đài Loan (Trung Quốc) tử vong do mắc cúm càng dấy lên những lo ngại về dịch bệnh tưởng như không còn xa lạ này.

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

“Cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch” - Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai.

Giám sát, phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Giám sát, phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ngày 13/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương cho biết đã yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi.

Không nên chủ quan trước cúm mùa

Không nên chủ quan trước cúm mùa

Bệnh nhân nam T.V.L, 78 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội, được chuyển từ bệnh viện gần nhà đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, bệnh Alzheimer, test dương tính cúm A. Trước tình trạng bệnh nhân bị suy hô hấp, các y bác sỹ đã phải mở nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và điều trị tích cực.