Thúc đẩy thâm canh, phát triển điều bền vững

Thúc đẩy thâm canh, phát triển điều bền vững
Đồng thời, đánh giá hiện trạng sinh trưởng, phát triển, cơ cấu giống điều, phân loại mức độ bị ảnh hưởng của mưa trái mùa, sâu bệnh hại, mức độ phục hồi của vườn điều thời gian qua, để có biên pháp chỉ đạo khắc phục kịp thời.

Người dân phun thuốc bảo vệ cây điều. Ảnh: K GỬIH -TTXVN
Người dân phun thuốc bảo vệ cây điều. Ảnh: K GỬIH -TTXVN

Cùng với đó, theo dõi tình hình thời tiết, tăng cường dự báo diễn biến của sâu bệnh hại, đề xuất biện pháp phòng trừ và thông báo kịp thời tới người sản xuất. Hướng dẫn người sản xuất ngay tại vườn áp dụng quy trình thâm canh điều.

Vận động nông dân trồng thay thế hoặc ghép cải tạo ở vườn điều có đủ điều kiện bằng giống điều ghép mới có năng suất, chất lượng, kháng sâu bệnh tốt và thích nghi với điều kiện sinh thái vùng trồng đối với vườn điều già cỗi, hiệu quả thấp. Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thâm canh và trồng thay thế vườn điều, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy thâm canh phát triển điều bền vững.

Các địa phương phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam tổng kết các mô hình thâm canh cây điều thích ứng trong điều kiện mưa trái vụ, mô hình trồng thay thế, ghép cải tạo giống điều đã thành công trên địa bàn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Hiệp hội Điều Việt Nam chỉ đạo, vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điều tích cực hỗ trợ và liên kết với nông dân sản xuất điều để hình thành vùng nguyên liệu ổn định lâu dài, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm điều.

Hiệp hội vận động các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kinh doanh trên địa bàn hỗ trợ người sản xuất vật tư, hướng dẫn kỹ thuật để chăm sóc phục hồi vườn điều nhất là vùng bị thiệt hại do mưa trái mùa, dịch bọ xít muỗi và bệnh thán thư phát sinh, gây hại nặng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ đầu năm đến nay, trước tình hình biến đổi khí hậu, mưa trái mùa, sâu bệnh hại phát sinh, phát triển mạnh trên cây điều, gây thiệt hại lớn đến năng suất, sản lượng điều niên vụ 2016/2017.

Các địa phương đã và đang tích cực chỉ đạo khôi phục vườn điều bị ảnh hưởng do sâu bệnh hại. Tuy nhiên, nhiều vùng cây điều vẫn chưa phục hồi tốt, cây ra chồi kém và không đều so với nhiều năm, đặc biệt vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
 
Bích Hồng 

Có thể bạn quan tâm