Theo ông Hiều thì dự kiến năm nay, vườn chanh dây sẽ cho thu hoạch 6 lứa, trung bình khoảng 2 tấn/lứa, gia đình ông sẽ thu về 12 tấn.Với giá bán khoảng 12.000 đồng/kg thì gia đình ông có mức thu nhập 144 triệu đồng, trừ chi phí cũng lãi gần 100 triệu đồng.
Để có được vườn canh dây hiệu quả, gia đình ông Hiều luôn coi khâu chuẩn bị đất trồng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu không kém gì về nguồn giống. Theo đó, ông để đất trắng sạch sẽ trước lúc trồng khoảng một tháng, có xử lý thuốc diệt mối, kiến. Cây giống phải mua ở những địa chỉ cung ứng uy tín, sạch bệnh. Khi trồng phải làm giàn để cây leo chắc chắn, đảm bảo an toàn lúc cây ra quả hàng loạt ở thời kỳ cho thu hoạch.
Đối với phân bón, khi cây chưa có quả thì gia đình ông bón cân đối các chất NPK. Tuy nhiên, gia đình ông phải tùy vào từng thời kỳ để bổ sung đầy đủ các vi lượng để quả ra đều, chống rụng quả. Cùng với đó, việc tỉa cành được tiến hành thường xuyên, tỉa những cành già, phụ, mới có biểu hiện hoặc đã mắc bệnh phải bỏ ngay lập tức.
Ông Hiều cho biết, các bệnh thường gây hại nguy hiểm nhất đối với chanh dây đó là phì thân, phấn trắng và thán thư. Để chữa bệnh phì thân thì thường rạch theo chiều phì một đường thẳng, sau đó dùng dung dịch đồng bôi lên thì cây sẽ hết bệnh. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm, bởi nó phát sinh ở thân chính của cây nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị được thì coi như phải nhổ bỏ.
Đối với hai bệnh còn lại thì chú trọng phòng bệnh như thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa cành để tạo sự thông thoáng, nhất là việc không để cho cành sát mặt đất. Thực hiện việc vệ sinh vườn sạch sẽ, tưới bằng nguồn nước sạch.
Khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật thì ưu tiên dùng những loại có hàm lượng vừa phải, chỉ phun, xịt vào cây, cành bị bệnh, không làm theo kiểu đại trà sẽ vô tình hại vườn cây. Bởi chanh dây là loại rất nhạy cảm với hóa chất, nếu phun tràn lan dễ bị rụng lá, quả hàng loạt, nặng hơn có thể gây chết cả vườn.
Ông Hiều (bên trái) đang trao đổi kinh nghiệm với người dân quanh vùng |
Đối với phân bón, khi cây chưa có quả thì gia đình ông bón cân đối các chất NPK. Tuy nhiên, gia đình ông phải tùy vào từng thời kỳ để bổ sung đầy đủ các vi lượng để quả ra đều, chống rụng quả. Cùng với đó, việc tỉa cành được tiến hành thường xuyên, tỉa những cành già, phụ, mới có biểu hiện hoặc đã mắc bệnh phải bỏ ngay lập tức.
Ông Hiều cho biết, các bệnh thường gây hại nguy hiểm nhất đối với chanh dây đó là phì thân, phấn trắng và thán thư. Để chữa bệnh phì thân thì thường rạch theo chiều phì một đường thẳng, sau đó dùng dung dịch đồng bôi lên thì cây sẽ hết bệnh. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm, bởi nó phát sinh ở thân chính của cây nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị được thì coi như phải nhổ bỏ.
Đối với hai bệnh còn lại thì chú trọng phòng bệnh như thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa cành để tạo sự thông thoáng, nhất là việc không để cho cành sát mặt đất. Thực hiện việc vệ sinh vườn sạch sẽ, tưới bằng nguồn nước sạch.
Khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật thì ưu tiên dùng những loại có hàm lượng vừa phải, chỉ phun, xịt vào cây, cành bị bệnh, không làm theo kiểu đại trà sẽ vô tình hại vườn cây. Bởi chanh dây là loại rất nhạy cảm với hóa chất, nếu phun tràn lan dễ bị rụng lá, quả hàng loạt, nặng hơn có thể gây chết cả vườn.
Báo Đắk Nông