Ông Phan Văn Hận cho biết, thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong ao lót bạt , ông được Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật với diện tích 2 ao nuôi rộng 3.200m2, mật độ thả tôm giống 178 con/m2. Kết quả, tôm nuôi sau 3 tháng thu hoạch đạt năng suất 4,8 tấn/1.000 m2, trừ chi phí ông Hận đạt lợi nhuận trên 200 triệu đồng/1.000 m2
Theo ông Hận, mô hình này đòi hỏi người nuôi phải có diện tích đất lớn từ 1 ha đến 1,5ha để xây dựng một hế thống ao, gồm: ao ương tôm giống, ao lắng nước , ao xử lý nước, ao sẵn sàng nuôi và ao nuôi được xây dựng mái che bằng lưới. Trước khi thả tôm giống nuôi, phải xử lý nguồn nước đầu vào qua ao lắng bằng thuốc tím, sau đó đưa ra ao xử lý nước bằng chlorine, rồi chuyển sang ao sẵn sàng, cuối cùng là đến ao nuôi. Con giống được ương dưỡng từ 20 ngày đến 40 ngày đạt kích cở đồng đều và đảm bảo sạch bệnh mới thả ra ao nuôi.
Trong quá trình nuôi, việc cho tôm ăn hoàn toàn được thực hiện bằng máy tự động để tôm ăn liên tục, hạn chế thức ăn nằm lâu tan trong nước, gây ô nhiễm đáy ao. Ao nuôi được sử dụng quạt nước để đảm bảo lượng ô-xy trong nước, giúp tôm khỏe và ăn mạnh hơn. Định kỳ 5 ngày phải cấy vi sinh một lần và 3 ngày đến 4 ngày phải hút bỏ các chất thải, bùn, độc tố tích tụ dưới đáy ao nhằm làm sạch môi trường. Với phương cách này, tôm phát triển đồng đều, tăng năng suất gấp 2 – 3 lần so với tôm thâm canh trong ao đất.
Ông Dương Văn Đởm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết, nuôi tôm thâm canh trong ao lót bạt cho thấy có nhiều ưu thế về tính an toàn, môi trường nước rất ít bị ô nhiễm, năng suất đạt 50 – 55 tấn/ha và chất lượng tôm nuôi đều vượt trội so với nuôi tôm thâm canh trong ao đất bằng kỹ thuật như từ trước đến nay.
Điều hạn chế duy nhất của mô hình này là đòi hỏi về diện tích đất rộng, nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn. Bình quân, để xây dựng 1 ha nuôi tôm thẻ bằng ao lót bạt cần khoảng 3 tỷ đồng để xây dựng nhà lưới bao phủ các ao tôm, lót bạt dưới đáy ao, lắp đặt hệ thống phao, ô – xy đáy, thức ăn, thuốc thủy sản, con giống… Vì vậy, trên địa bàn huyện hiện nay chỉ mới có 16 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong ao lót bạt với diện tích 8 ha, tương đương 39 ao.
Để nhân rộng mô hình này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang khuyến khích những hộ ít đất liền kề với nhau thành lập tổ hợp tác để liên kết sản xuất đảm bảo tính vững chắc và tăng thu nhập cho nghề nuôi tôm./.
Theo ông Hận, mô hình này đòi hỏi người nuôi phải có diện tích đất lớn từ 1 ha đến 1,5ha để xây dựng một hế thống ao, gồm: ao ương tôm giống, ao lắng nước , ao xử lý nước, ao sẵn sàng nuôi và ao nuôi được xây dựng mái che bằng lưới. Trước khi thả tôm giống nuôi, phải xử lý nguồn nước đầu vào qua ao lắng bằng thuốc tím, sau đó đưa ra ao xử lý nước bằng chlorine, rồi chuyển sang ao sẵn sàng, cuối cùng là đến ao nuôi. Con giống được ương dưỡng từ 20 ngày đến 40 ngày đạt kích cở đồng đều và đảm bảo sạch bệnh mới thả ra ao nuôi.
Trong quá trình nuôi, việc cho tôm ăn hoàn toàn được thực hiện bằng máy tự động để tôm ăn liên tục, hạn chế thức ăn nằm lâu tan trong nước, gây ô nhiễm đáy ao. Ao nuôi được sử dụng quạt nước để đảm bảo lượng ô-xy trong nước, giúp tôm khỏe và ăn mạnh hơn. Định kỳ 5 ngày phải cấy vi sinh một lần và 3 ngày đến 4 ngày phải hút bỏ các chất thải, bùn, độc tố tích tụ dưới đáy ao nhằm làm sạch môi trường. Với phương cách này, tôm phát triển đồng đều, tăng năng suất gấp 2 – 3 lần so với tôm thâm canh trong ao đất.
Ông Dương Văn Đởm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết, nuôi tôm thâm canh trong ao lót bạt cho thấy có nhiều ưu thế về tính an toàn, môi trường nước rất ít bị ô nhiễm, năng suất đạt 50 – 55 tấn/ha và chất lượng tôm nuôi đều vượt trội so với nuôi tôm thâm canh trong ao đất bằng kỹ thuật như từ trước đến nay.
Điều hạn chế duy nhất của mô hình này là đòi hỏi về diện tích đất rộng, nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn. Bình quân, để xây dựng 1 ha nuôi tôm thẻ bằng ao lót bạt cần khoảng 3 tỷ đồng để xây dựng nhà lưới bao phủ các ao tôm, lót bạt dưới đáy ao, lắp đặt hệ thống phao, ô – xy đáy, thức ăn, thuốc thủy sản, con giống… Vì vậy, trên địa bàn huyện hiện nay chỉ mới có 16 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong ao lót bạt với diện tích 8 ha, tương đương 39 ao.
Để nhân rộng mô hình này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang khuyến khích những hộ ít đất liền kề với nhau thành lập tổ hợp tác để liên kết sản xuất đảm bảo tính vững chắc và tăng thu nhập cho nghề nuôi tôm./.