Thông tin các chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN

Ngày 8/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị thông tin các chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng năm 2023. Dự hội nghị có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ngành và trên 350 đại biểu là lãnh đạo các đơn vị, địa phương, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Thông tin các chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1Đại biểu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số dự hội nghị. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN

Tại hội nghị, đại biểu được lãnh đạo các cấp, ngành thông tin về chính sách của Đảng, Nhà nước đến người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; thông tin về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; chuyên đề về “Nhận diện thủ đoạn xuyên tạc các thành tựu nhân quyền”; tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đại biểu được trao đổi, kiến nghị đến các cấp, ngành tỉnh và nghe giải đáp thắc mắc của lãnh đạo các cấp liên quan đến chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại hội nghị, bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng thông tin: Trong năm 2023, dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần đoàn kết, chủ động, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, các chính sách an sinh xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế… vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịp thời; các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả, các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức trang trọng, vui tươi, phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc…

Đặc biệt, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay Sóc Trăng đã giải ngân được trên 260 tỷ đồng thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở, phúc lợi xã hội, hỗ trợ đời sống vùng đồng bào dân tộc. Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc được tăng cường đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho bà con.

Thông tin các chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 2Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều cơ chế, chính sách thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025; lồng ghép hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; hoàn thành công tác quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050…; tạo điều kiện, hỗ trợ người dân đầu tư, phát triển sản xuất nên tình hình đời sống người dân ổn định, tạo tiền đề, xây dựng vững chắc lòng tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Theo lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội có sự đóng góp to lớn của các đại biểu là người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Người có uy tín đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương,... Đặc biệt, người có uy tín đã gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia và hưởng ứng Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, dự án cầu Đại Ngãi; vận động đồng bào nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, hành vi về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số…

Để kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; các mục tiêu Nghị quyết Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các chương trình mục tiêu của tỉnh, trong thời gian tới, lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị người có uy tín tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ mà đồng bào tin cậy trao cho; tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhất là chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo. Người có uy tín tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; nêu cao tinh thần ý chí tự lực tự cường, cùng với chính quyền đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự; tích cực tham gia thực hiện các phong trào, cuộc vận động, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Trung Hiếu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Chiều 10/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình và nhiệm vụ thời gian tới.

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Mô hình 5+1 ở Đắk Song (Đắk Nông) đang tạo làn gió mới thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo một cách bền vững. Trong ảnh: Một góc khu dân cư vùng dân tộc thiểu số ở xã biên giới Thuận Hà.

Hiệu quả mô hình 5+1 ở Đắk Song

Với cách làm sáng tạo, mô hình 5+1 (5 đảng viên giúp 1 hộ thoát nghèo) được triển khai tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã và đang giúp nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tạo đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào…