Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Thứ Tư, ngày 27/10/2021, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 8 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận trực tuyến về 04 Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế. Phiên thảo luận đã có 31 ý kiến đại biểu phát biểu và 02 ý kiến đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành các Nghị quyết; đồng thời tán thành với nhiều nội dung trong Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và cho rằng, các báo cáo được chuẩn bị công phu, chất lượng tốt, ngắn gọn, đánh giá khá toàn diện về nội dung dự thảo Nghị quyết.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu tập trung cho ý kiến về những nội dung cụ thể của dự thảo Nghị quyết như: thẩm quyền ban hành, hồ sơ trình và phạm vi áp dụng; chính sách dư nợ vay; ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu từ tăng thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố; định mức chi thường xuyên; thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí, tổ chức bộ máy, biên chế trên địa bàn; quản lý đất đai, quy hoạch; thu từ xử lý nhà, đất; thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế; hiệu lực thi hành Nghị quyết.

Bên cạnh đó, tại phiên thảo luận, một số ý kiến đại biểu đề nghị cần sớm sửa đổi Luật Đất đai; mở rộng thí điểm đến các địa phương, vùng miền khác nhau nhằm đánh giá tổng thể hơn, bảo đảm tính đại diện và liên kết vùng miền; nghiên cứu về mô hình ưu tiên Khu thương mại tự do; cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư cho miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; cơ chế phát triển các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nguyên; đánh giá việc lượng hóa các chính sách, cơ chế đặc thù quy định cho 4 tỉnh, thành phố này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến việc thu ngân sách nhà nước. Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV ảnh 1Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận trực tuyến về: tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020; việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020.

Phiên thảo luận đã có 23 ý kiến đại biểu phát biểu. Đa số ý kiến phát biểu cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ và đánh giá cao Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội (nhất là những kiến nghị của Ủy ban Xã hội).

Các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về những nội dung cụ thể.

Về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020, các đại biểu tập trung cho ý kiến về đối tượng tham gia, thu, nợ đóng, chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần; việc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội; thời gian, hình thức, mức hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; chế độ bảo hiểm xã hội đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; tình hình kết dư, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ Bảo hiểm xã hội; bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;…

Về việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong hai năm 2019-2020, các đại biểu tập trung cho ý kiến về công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; thanh quyết toán bảo hiểm y tế; những bất cập trong việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh; chính sách bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giám định, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; thu, chi và quản lý quỹ bảo hiểm y tế; công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế; việc đầu tư để nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là ở những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; thuận lợi, khó khăn và vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Thứ Năm, ngày 28/10/2021, theo dự kiến, trong Chương trình Kỳ họp, buổi sáng, Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Buổi chiều, Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

TTXVN

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 9/4/2025: Khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 9/4, tại Nam Bộ nền nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, độ cao nhất 33-36 độ C, có mây, ngày nắng. Riêng khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông cảnh báo có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Chiều 8/4, tại xã Quảng Ngần, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang phối hợp với Tổng hội Nhất Quán Đạo Việt Nam khánh thành và đưa vào sử dụng công trình bếp ăn tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên, Hà Giang).

Chúc mừng đồng bào Khmer ở Cần Thơ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Chúc mừng đồng bào Khmer ở Cần Thơ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Sáng 8/4, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung cùng lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã đến thăm, tặng quà và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ và chùa Munirăngsây ở quận Ninh Kiều; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; dự khánh thành nhà ở của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại ấp Thới Hiệp A (thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai) trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Lật xe khách lúc nửa đêm làm một người chết, 6 người bị thương ở Bình Định

Lật xe khách lúc nửa đêm làm một người chết, 6 người bị thương ở Bình Định

Sáng 8/4, Chủ tịch UBND xã Phước Thành (huyện Tuy Phước, Bình Định) xác nhận, khoảng 0 giờ ngày 8/4, xe khách lưu thông từ hướng Đắk Lắk khi qua Quốc lộ 19C (địa phận xã Phước Thành, huyện Tuy Phước) bất ngờ mất lái, lật xuống đường. Vụ tai nạn làm một người chết và 6 người bị thương.

Thanh Hóa có gần 2.000 tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa có gần 2.000 tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Hiện tỉnh Thanh Hóa có trên 647.000 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393.000 ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng. Hiện tỉnh Thanh Hóa có 1.960 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở các thôn, bản. Nhờ đó, họ kịp thời ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và làm tốt việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.

Dập tắt đám cháy lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột

Dập tắt đám cháy lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột

Tối 7/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) thông tin, đơn vị đã khống chế, dập tắt đám cháy lớn trên đường Đinh Núp, thuộc liên gia 10, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, không để cháy lan sang khu dân cư.

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới. Kết quả này góp phần khẳng định tính đa dạng sinh học của hệ động vật trong Khu bảo tồn, góp phần bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer​ tỉnh Kiên Giang

Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer​ tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ gần 15% dân toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm trên 13%, với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cùng tinh thần nhạy bén, nỗ lực vươn lên, hàng nghìn hộ Khmer đã thoát nghèo, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện.

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 7/4/2025: Khu vực phía Bắc sáng và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 7/4, tại khu vực phía Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế, sáng và đêm trời lạnh. Thời tiết của ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ không thuận lợi khi nhiều nơi tại các địa bàn khu vực từ Huế trở ra phía Bắc được dự báo có mưa, thậm chí dông và có khả năng xảy ra mưa đá.

Lực lượng chức năng xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng do mưa đá kèm gió lốc khắc phục hậu quả. Ảnh: TTXVN phát

Mưa đá kèm gió lốc khiến làm sập nhà rông ở Kon Tum

Ngày 6/4, Ủy ban nhân dân xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) thông tin về việc, trên địa bàn xuất hiện một trận mưa đá kèm theo gió mạnh khiến một nhà rông bị sập, nhiều căn nhà bị tốc mái, không xảy ra thiệt hại về người.

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 6/4, vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30 mm, có nơi trên 60 mm. Miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

 Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Tối 5/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách và xe máy khiến 3 người bị thương.

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Liên quan đến bài viết của phóng viên TTXVN “Người dân Quảng Ngãi bức xúc vì ô nhiễm từ mỏ đá và nhà máy băm dăm gỗ”, ngày 5/4, ông Bùi Văn Lý - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ cho biết, Ủy ban nhân dân thị xã đã lập đoàn kiểm tra thực tế tại mỏ đá Vạn Lý và Nhà máy băm dăm Vạn Lý.

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk) Trần Ngọc Sơn cho biết, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định, bình quân tăng 6 - 7%/năm. Dư địa ngành chăn nuôi của tỉnh còn khá lớn, tuy nhiên phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.