Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, suy thoái nòi giống và là lực cản đối với sự tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp.
Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ nên năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo tại 5 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã giảm 7%, vượt 2,5% so với Nghị quyết tỉnh giao. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh bứt phá trong năm 2025, giúp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sau hơn một năm sưu tầm, phục hồi, phục dựng trang phục, trang sức, dựa trên cơ sở đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, nghệ nhân, già làng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã ra mắt bộ trang phục truyền thống của đồng bào 3 dân tộc chính trên địa bàn gồm: Ca Dong, Xê Đăng và M’nông. Đây là một trong những nỗ lực của địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, góp phần phát triển du lịch cộng đồng.
Trong hai ngày 25-26/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn lần thứ III năm 2019, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”. Dự và chỉ đạo có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các tỉnh lân cận cùng 250 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Yên Bái là tỉnh miền núi với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 56% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, ngành giáo dục Yên Bái đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học. Qua đó, tỷ lệ học sinh mầm non ra lớp theo đúng độ tuổi đạt gần 100%, học sinh tiểu học dân tộc thiểu số đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngày 1/10, tại xã Xuân Quang (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang), Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê phối hợp với UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019.
Ngày 26/9, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị “Kết nối đối tác, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Hội nghị do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ.
Ngày 20/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ III năm 2019. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông, cùng lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La và 250 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 1 triệu đồng bào của 11 dân tộc thiểu số trong tỉnh tham dự Đại hội.
Trong 2 ngày 11 và 12/9, tại thành phố Quy Nhơn đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ III – năm 2019. Đại hội có 243 đại biểu tham dự chính thức đại diện cho hơn 41.000 đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại tỉnh Bình Định.
Đó là chủ đề hội thảo góp ý vào dự thảo Đề án do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức ngày 17/6, tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) với sự tham gia của đại diện lãnh đạo tỉnh, Ban Dân tộc, các sở, ngành của 25 tỉnh, thành phố vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ tỉnh Quảng Nam đến Cà Mau.
Chiều 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tiếp Đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.
Nằm cách trung tâm xã Lộc Thành hơn 10km, sau hơn 5 năm qua hình thành, Khu định canh, định cư Lộc Thành (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đã từng bước thay da đổi thịt, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có nhiều khởi sắc nhờ ổn định chỗ ở, được cấp đất sản xuất, có sinh kế...
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tổ chức Lễ công bố dự án “We are able” (Chúng ta có thể). Dự án sẽ kéo dài ba năm, do Quỹ Malala UNESCO vì quyền học tập của trẻ em gái cấp vốn với sự hỗ trợ tài chính của Tập đoàn CJ (Hàn Quốc).
Ngày 22/3, tại xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra lễ khánh thành và đưa vào sử dụng công trình Nhà ăn bán trú Trường mầm non Đồng Bụt do Chính phủ Ấn Độ tài trợ.
Ngày 14/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước tổ chức cuộc gặp mặt với Già làng, những người có uy tín tiêu biểu các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Tuệ Hiền cùng đại diện đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện cấp ủy các huyện, thị, thành ủy và hơn 80 Già làng, những người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn tỉnh dự buổi gặp mặt.
Ngày 22/1, tại Hòa Bình, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi - Những góc nhìn đa chiều”. Hội thảo có sự tham gia của các bộ, ngành, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế và lãnh đạo các tỉnh Hòa Bình, Trà Vinh và Gia Lai. Ông Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Trưởng đoàn giám sát, chủ trì hội thảo.
Ngày 15/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của đại biểu già làng các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên (2009 – 2019).
Bệnh phong từng là nỗi ám ảnh của mọi người khi chưa có thuốc đặc trị. Những di chứng để lại trên cơ thể người bệnh khiến xã hội xa lánh. Hiện nhiều nơi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn các làng phong biệt lập, đặc biệt là các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, ngày nay y học hiện đại đã có thuốc đặc trị và Chương trình phòng chống bệnh phong được triển khai ngay từ cơ sở nên các bệnh nhân phong được điều trị tận nhà, không còn phải sống cách ly, bị kỳ thị.
Ngày 28/6, tại thành phố Pleiku, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2018. Gần 1.300 già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tham dự.
Chiều 5/5, đoàn công tác của UBND huyện Con Cuông, đại diện Ban Dân tộc tỉnh, lực lượng biên phòng đã đi khảo sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân sau thực hiện đề án 28 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai.
Tỉnh Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đây cũng là việc làm góp phần thực hiện tốt công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 2561/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số”.
Gia Lai là một trong các địa phương đã quan tâm thực hiện khá hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày 12/2, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt đồng bào các dân tộc thiểu số tiêu biểu nhân dịp đầu năm Đinh Dậu 2017, thể hiện sự trân trọng ghi nhận những đóng góp tích cực của đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố vào sự phát triển chung của Thành phố.
Trong những năm qua, vấn đề giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) ở các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, vẫn cao.
Kiên Giang có gần 58.780 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với gần 249.000 người sinh sống trên địa bàn (chiếm 14,3% dân số của tỉnh); trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số người Khmer có gần 51.000 hộ, khoảng 216.860 nhân khẩu.
Văn Chấn là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái với 66% là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống đồng bào các dân tộc không ngừng nâng cao.
Thực hiện chương trình “khám bệnh, tư vấn, cấp thuốc miễn phí và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” năm 2016, ngày 11/8/2016, Hội Chữ thập đỏ Nghệ An phối hợp với trường Đại học Y khoa Vinh tổ chức khám và cấp thuốc cho đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An).