Được biết, năm 2000, anh Hùng cùng gia đình từ Cao Lãnh, Đồng Tháp vào thôn 12 xã Đắk Nia lập nghiệp. Vốn tính cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người dân xung quanh để mưu sinh, ban đầu, với diện tích đất khai hoang, anh trồng ngô, đậu các loại, sau đó là trồng cà phê và thử nghiệm một số cây cam, quýt.
Những năm 2005, 2006 khi thấy cây cam sành, quýt trồng thử nghiệm cho quả nhiều và ngọt, kháng bệnh tốt, anh đã quyết định nhân rộng ra khắp vườn. Từ đó đến nay, anh đã mở rộng diện tích vườn cam, quýt lên 7 ha và trở thành những cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu chính cho gia đình.
Trung bình 7 ha cam, quýt, hàng năm anh thu về khoảng 280 tấn quả, với giá bán khoảng 25 triệu đồng/ tấn, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên dưới 3 tỷ đồng. Từ trồng cam, quýt, không chỉ trở thành “tỷ phú”, gia đình anh còn đã tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức lương ổn định 3 triệu đồng/ người/ tháng.
Có được thành quả như ngày hôm nay, anh Hùng cũng đã phải trải qua những khó khăn và không ít lần thất bại. Cụ thể như việc canh tác trên triền đất có độ dốc khá lớn nên anh gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế các lô, khoảnh trồng. Bởi theo anh nếu phân lô, khoảnh không đúng cách sẽ dễ làm cho đất, phân bón bị rửa trôi.
Kèm theo đó, việc bảo đảm nước tưới cũng là một thử thách lớn đối với gia đình. Để giải quyết các vấn đề này, anh đã thiết kế các luống, lô trồng bám theo chiều ngang của triền núi; đồng thời, vận động những hộ xung quanh chung sức, góp vốn múc ao dự trữ nước để tưới.
Anh mạnh dạn vay tiền của anh em, người quen, ngân hàng để đầu tư hệ thống tưới béc với kinh phí trên 120 triệu đồng. Nói về kỹ thuật trồng, anh Hùng nhấn mạnh: Quan trọng nhất trong canh tác cam, quýt là phòng bệnh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.
Theo đó, phương châm của anh là thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa cành thông thoáng, phát hiện sớm những biểu hiện của sâu bệnh để có cách chữa trị phù hợp. Đối với các loại sâu thông thường như nhện đỏ, rầy thì có thể dùng các loại thuốc đặc trị. Đối với bệnh vàng lá thì phát hiện sớm, chặt bỏ luôn phần cành bị bệnh đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.
Để cây phát triển tốt, việc sử dụng phân bón cũng phải đúng cách. Anh bón cân đối cả phân hóa học, vi sinh, phân chuồng với số lượng 9-10 lần/ năm, mỗi gốc một lần bón khoảng 0,5 kg… Việc làm cỏ được anh tiến hành cẩn thận, phần sát gốc thì dùng tay nhổ, phần còn lại dùng máy cắt. Khi cây cho quả rộ thì phải làm hệ thống giàn đỡ để cành không bị gãy.
Theo kinh nghiệm của anh Hùng cho biết: cam, quýt có bộ rễ ăn khá nông trên mặt đất, nếu mình dùng cuốc để làm cỏ rất dễ gây đứt rễ làm nguy cơ phát sinh mầm bệnh. Do chăm sóc đúng cách nên vườn cam, quýt của gia đình rất ít bị nhiễm bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì thế, quả cam, quýt có độ cứng vừa phải, ngọt đậm, rất được người tiêu dùng ưu chuộng. Hiện tại, đầu ra của sản phẩm cam, quýt của gia đình anh Hùng tương đối ổn định, chủ yếu nhập tại vườn cho thương lái.
Những năm 2005, 2006 khi thấy cây cam sành, quýt trồng thử nghiệm cho quả nhiều và ngọt, kháng bệnh tốt, anh đã quyết định nhân rộng ra khắp vườn. Từ đó đến nay, anh đã mở rộng diện tích vườn cam, quýt lên 7 ha và trở thành những cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu chính cho gia đình.
Trung bình 7 ha cam, quýt, hàng năm anh thu về khoảng 280 tấn quả, với giá bán khoảng 25 triệu đồng/ tấn, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên dưới 3 tỷ đồng. Từ trồng cam, quýt, không chỉ trở thành “tỷ phú”, gia đình anh còn đã tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức lương ổn định 3 triệu đồng/ người/ tháng.
Vườn cam quýt 7 ha của anh Hùng cho lãi 3 tỷ đồng/năm |
Kèm theo đó, việc bảo đảm nước tưới cũng là một thử thách lớn đối với gia đình. Để giải quyết các vấn đề này, anh đã thiết kế các luống, lô trồng bám theo chiều ngang của triền núi; đồng thời, vận động những hộ xung quanh chung sức, góp vốn múc ao dự trữ nước để tưới.
Anh mạnh dạn vay tiền của anh em, người quen, ngân hàng để đầu tư hệ thống tưới béc với kinh phí trên 120 triệu đồng. Nói về kỹ thuật trồng, anh Hùng nhấn mạnh: Quan trọng nhất trong canh tác cam, quýt là phòng bệnh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.
Theo đó, phương châm của anh là thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa cành thông thoáng, phát hiện sớm những biểu hiện của sâu bệnh để có cách chữa trị phù hợp. Đối với các loại sâu thông thường như nhện đỏ, rầy thì có thể dùng các loại thuốc đặc trị. Đối với bệnh vàng lá thì phát hiện sớm, chặt bỏ luôn phần cành bị bệnh đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.
Để cây phát triển tốt, việc sử dụng phân bón cũng phải đúng cách. Anh bón cân đối cả phân hóa học, vi sinh, phân chuồng với số lượng 9-10 lần/ năm, mỗi gốc một lần bón khoảng 0,5 kg… Việc làm cỏ được anh tiến hành cẩn thận, phần sát gốc thì dùng tay nhổ, phần còn lại dùng máy cắt. Khi cây cho quả rộ thì phải làm hệ thống giàn đỡ để cành không bị gãy.
Báo Đắk Nông