Ngày 27/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 198/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Pleiku đến năm 2045.
Tối 28/10, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm "Gia Lai ơi" đã mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đậm đà bản sắc Gia Lai. Chương trình có sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân, học sinh người Bahnar, Jrai cùng các nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023, nhằm tôn vinh vẻ đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số trên đất Gia Lai.
Xã Gào thuộc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, là vùng đất có truyền thống Anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nơi đây đã hai lần được vinh danh là "Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân" vào các năm 1976, 1978, nhờ những chiến công hiển hách của quân và dân xã Gào. Tự hào về quá khứ hào hùng, xã Gào hôm nay không ngừng đổi mới, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giúp nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ ngày 13-15/10, tại thành phố Pleiku, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu kết nối, giới thiệu các mô hình sinh kế cho phụ nữ yếu thế, bị mua bán trở về và phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo.
Ngày 22/8, tại Khu Công nghiệp Trà Đa (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khởi động triển khai thi công xây lắp hợp phần 5 của dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao tại Tây Nguyên.
Chiều 21/7, một vụ cháy lớn đã thiêu rụi một nhà kho chứa các mặt hàng nhu yếu phẩm và cháy lan sang hai căn nhà dân bên cạnh trên đường Lê Đại Hành, phường Đống Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Trong hai ngày 14-15/4, trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn kết (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai), Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ 2 năm 2023 diễn ra với không gian văn hóa đa sắc màu.
Ngày 22/12, tại thành phố Pleiku (Gia Lai), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lắng nghe tâm tư, nguyện vọng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Sáng 21/5, tại thành phố Pleiku (Gia Lai), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Diễn đàn "Kết nối Tây Nguyên" với sự tham gia của lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên cùng một số doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, đầu tư lĩnh vực nông sản trên địa bàn Tây Nguyên.
Nhiều năm nay, cà phê luôn là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai, mang về nguồn thu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Để nâng tầm chất lượng và gia tăng giá trị cà phê, nông dân, doanh nghiệp và các ngành của tỉnh Gia Lai đang tích cực liên kết nhằm thay đổi phương thức sản xuất, chế biến và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm cà phê của địa phương.
Tại khu vực Tây Nguyên, vùng văn hóa đặc sắc được biết đến với những nét đặc trưng như không gian văn hóa cồng chiêng, những mái nhà rông, khu tượng nhà mồ, giọt nước... Nhưng cơn lốc đô thị hóa cũng đã phần nào phá vỡ quy hoạch các buôn làng truyền thống, kiến trúc trong làng bị lai tạp, pha trộn, đánh mất bản sắc riêng. Trước thực trạng đó, các buôn làng truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã và đang được định hướng quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát triển bằng nhiều giải pháp.
Rạng sáng 17/10, do ảnh hưởng của cơn bão số 8 (Kompasu), trên địa bàn thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) mưa to, có nơi mưa rất to kèm dông, lượng mưa đo được phổ biến từ 50- 100mm khiến nhiều khu vực ngập cục bộ. Tuy nhiên, nhờ chủ động xây dựng các phương án từ trước, nên đã hạn chế tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Ngày 19/8, thành phố Pleiku (Gia Lai) tổ chức phát động phong trào thi đua “Thành phố Pleiku đoàn kết, chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch COVID-19”.
Plei Mơ Nú, ngôi làng thuộc xã Chư Á nằm cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) khoảng 8 km về hướng Đông. Mỗi dịp thứ Tư và Chủ Nhật hằng tuần, Nhà thờ Tin Lành Plei Mơ Nú trở thành điểm đến quen thuộc của hàng trăm giáo dân tín hữu dân tộc Jrai để gặp gỡ giao lưu, hát lên những khúc Thánh ca trong hạnh phúc, nghe giảng kinh nâng cao nhận thức về tư tưởng kính Chúa, yêu nước, yêu thương lẫn nhau, chấp hành tốt pháp luật, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.
Khác với không khí đón Tết rộn ràng, tấp nập của những năm trước, năm nay, người trồng rau, hoa phục vụ Tết tại tỉnh Gia Lai lao đao vì không xuất bán được hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trước tình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã có phương án, kế hoạch ứng phó, hỗ trợ người dân, góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa ổn định, phát triển kinh tế-xã hội.
Trưa 3/2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai phát thông báo khẩn về việc truy vết các trường hợp tiếp xúc, tiếp xúc gần với ca thứ 14 ở tỉnh dương tính SARS-CoV-2.
Tối 25/9, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Pleiku đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Dự Lễ công bố có các đồng chí: Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội; Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong khu vực và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Gia Lai và thành phố Pleiku qua các thời kỳ.
Thời điểm này, nông dân nhiều vùng trồng hoa ở Tây Nguyên đang tất bật cho cây vào chậu để chăm sóc, chuẩn bị đưa thành phẩm ra thị trường phục vụ người chơi hoa Tết. Tây Nguyên thiên về văn hóa miền Trung, miền Nam nên thường trưng mai, cúc vào độ Xuân sang. Tuy nhiên, ở đây cũng có những người con xa xứ nhớ quê, họ trồng hàng trăm gốc đào để phục vụ người chơi hoa, góp phần mang không khí rộn ràng của Tết miền Bắc đến với mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn.
Tối 3/12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Pleiku (Gia Lai) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập (3/12/1929 - 3/12/2019) và công bố Quyết định công nhận thành phố Pleiku hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Dự Lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; lãnh đạo các Ban, Bộ ngành; lãnh đạo các thành phố trong cả nước; lãnh đạo tỉnh Gia Lai qua các thời kỳ và đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Sáng 19/7, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hội nghị nhằm phân tích những khó khăn, tồn tại, hạn chế và tìm ra các giải pháp cụ thể, có hiệu quả để xử lý sâu keo mùa Thu.
Sáng 19/3, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc, tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Già làng các dân tộc Tây Nguyên. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự.
Chiều 2/12, ngày cuối của Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018, Ban tổ chức đã phục dựng Lễ khánh thành Nhà Rông mới tại Nhà Rông làng Ốp, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku (Gia Lai).
Trong khuôn khổ các hoạt động Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018, chiều 2/12, Tọa đàm “Liên kết phát triển tour du lịch giữa Gia Lai với các địa phương” đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức tại Gia Lai trong 3 ngày từ 9-11/11/2018. Hiện công tác chuẩn bị cho Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã cơ bản hoàn tất.
Đam mê ngành cơ khí, nông dân Đỗ Đức Quang trú tại tổ 7, phường Trà Bá, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã dành gần 50 năm tự nghiên cứu và sáng chế máy đào xới đa năng và máy hái cà phê, hỗ trợ nông dân tăng năng suất, hiệu quả cây trồng.
Ngày 18/8, tại thành phố Pleiku, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tỉnh Gia Lai phát hành đặc biệt bộ tem “Động vật Vườn quốc gia Kon Ka Kinh” và khai mạc triển lãm Tem Bưu chính Miền Trung – Tây Nguyên lần thứ V, năm 2018.
Sinh năm 1990, cô gái người Banar tên là Y Byen (trú làng Piơm, thị trấn Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) được nhiều người biết đến. Cô hiện là ca sỹ của Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai). Là người có tấm lòng nhân hậu, Y Byen đã nhận hai đứa trẻ làm con nuôi với mong muốn bằng tình thương của mình sẽ góp phần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Dù đã dừng việc chế biến gỗ cao su từ tháng 3/2017 vì bị người dân phản đối, song đến cuối tháng 2/2018, Nhà máy chế biến gỗ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn 30/4 Gia Lai lại tiếp tục sản xuất. Khói và nước xả từ nhà máy khiến người dân tại tổ dân phố 1, phường Thắng Lợi (thành phố Pleiku) một lần nữa khiếu nại lên chính quyền địa phương và yêu cầu nhà máy dừng hoạt động.
Già làng Hmirk, sinh năm 1948) là tấm gương sống tốt đời đẹp đạo, là niềm tin yêu và tự hào của dân làng Brel, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai. Ông là một trong những cá nhân tiêu biểu được nêu tên trong “Lễ tuyên dương người có uy tín, nhân sỹ trí thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ nhất, năm 2017”.