Đây là thông tin tại hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện kết luận 107 - KL/TW ngày 10/4/2015 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2015-2017, tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13/4.
Hỗ trợ phát triển kênh phân phối
Tính đến cuối năm 2017, hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 239 chợ, gồm: 3 chợ đầu mối, 14 hạng I, 54 hạng II, 168 hạng III và chợ tạm.
Riêng hệ thống siêu thị, thành phố có 207 siêu thị gồm 66 siêu thị hạng I, 64 hạng II, 77 hạng III; tương đương 96 siêu thị chuyên ngành và 111 siêu thị tổng hợp.
Còn trung tâm thương mại có 43 trung tâm, gồm 15 trung tâm hạng I, 4 hạng II, 24 hạng III. Hầu hết các kênh phân phối đều tham gia, liên kết, thực hiện phân phối, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Đồng thời, tích cực tham gia hưởng ứng các chương trình hành động của Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tại nhiều hệ thống bán lẻ tỷ lệ ưu tiên đưa hàng Việt vào kinh doanh, bán buôn dao động từ 65% - 95%. Đơn cử, hệ thống siêu thị Co.opmart có tỷ lệ hàng Việt chiếm 90% - 93%; Satra 90% - 95%, Vinmart 96%, VISSAN 95%...
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố ngày càng đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, sử dụng hàng Việt Nam trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, góp phần khẳng định vị thế của hàng Việt Nam với chủng loại đa dạng, chất lượng nâng cao, giá cả hợp lý…
Để đạt những kết quả trên, ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong giai đoạn 2015 - 2017, các chương trình hành động của thành phố đã tập trung vào 5 nhiệm vụ, giải pháp gắn với chương trình bình ổn thị trường đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển.
Cuộc vận động đã góp phần gắn kết các doanh nghiệp và thúc đẩy nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc khai thác tốt thị trường nội địa; chủ động vượt khó, chú trọng đầu tư cải tiến hoạt động sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng uy tín thương hiệu.
Các hoạt động quảng bá, kết nối doanh nghiệp và xúc tiến tiêu thụ hàng Việt Nam trong chương trình hành động của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Cuộc vận động đã tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành phố trong nước. Đặc biệt, trong 3 năm qua Ban chỉ đạo được gắn kết chặt chẽ với chương trình xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn vệ sinh, chất lượng đảm bảo để phục vụ tốt đời sống nhân dân, phát huy tốt hiệu quả, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Tăng cường quản lý thị trường
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thành phố Hồ Chí Minh xác định là giải pháp hàng đầu, thực hiện thường xuyên lâu dài với những bước đi thích hợp và bền vững. Song song đó, quản lý thị trường, quản lý giá cả, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên thị trường không làm ảnh hưởng uy tín hàng Việt Nam có chất lượng.
Đặc biệt, đẩy mạnh nhiều giải pháp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa, nhất là trong xu thế các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường bán lẻ, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
Cụ thể, bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, thành phố đã đặt mục tiêu giúp doanh nghiệp cải thiện hạn chế về nội lực và thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là, có quy mô vừa và nhỏ, yếu về tiềm lực vốn đầu tư và trình độ công nghệ, thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và đội ngũ quản trị hiện đại; chưa có chiến lược sản xuất – kinh doanh bài bản tử khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu đến khâu hậu mãi…
Riêng đối với cơ quan quản lý Nhà nước, cần khắc phục tình trạng một số địa phương, đơn vị quán triệt, triển khai chưa đúng mức, cụ thể nên kết quả đạt được còn hạn chế; hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động chưa đồng bộ,thiếu kiểm tra, đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình hiệu quả.
Theo đại diện Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, để triển khai Cuộc vận động hiệu quả trong giai đoạn 2018 – 2020, Nhà nước cần tăng cường quản lý, thường xuyên kiểm tra và xử phạt nặng các trường hợp sản xuất hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.
Mặt khác, muốn người tiêu dùng thật sự an tâm khi sử dụng hàng Việt, Nhà nước cần quan tâm tạo môi trường thuận lợi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả góp phần cung ứng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Còn đối với nhà sản xuất cần đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để nâng chất lượng, mẫu mã sản phẩm, hạ giá thành, cam kết sản xuất hàng hóa chất lượng cao với giá cả phù hợp để thu hút người tiêu dùng ngày càng đông đảo, lâu dài.
Đánh giá cao kết quả cũng như ý kiến đóng góp của các sở, ngành và doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đề nghị trong thời gian tới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai thực hiện đề án của Chính phủ về phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, chú trọng đẩy mạnh hoạt động mở rộng các kênh phân phối hàng Việt, tăng cường quản lý thị trường… Đặc biệt, nghiên cứu các hoạt động để phát động phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” nhằm đẩy mạnh nâng cao hiệu quả cuộc vận động trong giai đoạn tiếp theo.
Đồng thời, vận động các doanh nghiệp đẩy mạnh đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; xây dựng thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam./.
Hỗ trợ phát triển kênh phân phối
Tính đến cuối năm 2017, hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 239 chợ, gồm: 3 chợ đầu mối, 14 hạng I, 54 hạng II, 168 hạng III và chợ tạm.
Trao Bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc. Ảnh: Mỹ Phương – TTXVN |
Riêng hệ thống siêu thị, thành phố có 207 siêu thị gồm 66 siêu thị hạng I, 64 hạng II, 77 hạng III; tương đương 96 siêu thị chuyên ngành và 111 siêu thị tổng hợp.
Còn trung tâm thương mại có 43 trung tâm, gồm 15 trung tâm hạng I, 4 hạng II, 24 hạng III. Hầu hết các kênh phân phối đều tham gia, liên kết, thực hiện phân phối, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Đồng thời, tích cực tham gia hưởng ứng các chương trình hành động của Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tại nhiều hệ thống bán lẻ tỷ lệ ưu tiên đưa hàng Việt vào kinh doanh, bán buôn dao động từ 65% - 95%. Đơn cử, hệ thống siêu thị Co.opmart có tỷ lệ hàng Việt chiếm 90% - 93%; Satra 90% - 95%, Vinmart 96%, VISSAN 95%...
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố ngày càng đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, sử dụng hàng Việt Nam trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, góp phần khẳng định vị thế của hàng Việt Nam với chủng loại đa dạng, chất lượng nâng cao, giá cả hợp lý…
Để đạt những kết quả trên, ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong giai đoạn 2015 - 2017, các chương trình hành động của thành phố đã tập trung vào 5 nhiệm vụ, giải pháp gắn với chương trình bình ổn thị trường đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển.
Cuộc vận động đã góp phần gắn kết các doanh nghiệp và thúc đẩy nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc khai thác tốt thị trường nội địa; chủ động vượt khó, chú trọng đầu tư cải tiến hoạt động sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng uy tín thương hiệu.
Các hoạt động quảng bá, kết nối doanh nghiệp và xúc tiến tiêu thụ hàng Việt Nam trong chương trình hành động của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Cuộc vận động đã tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành phố trong nước. Đặc biệt, trong 3 năm qua Ban chỉ đạo được gắn kết chặt chẽ với chương trình xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn vệ sinh, chất lượng đảm bảo để phục vụ tốt đời sống nhân dân, phát huy tốt hiệu quả, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Các sản phẩm hàng Việt được giới thiệu tại Hội nghị. Ảnh: Mỹ Phương - TTXVN |
Tăng cường quản lý thị trường
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thành phố Hồ Chí Minh xác định là giải pháp hàng đầu, thực hiện thường xuyên lâu dài với những bước đi thích hợp và bền vững. Song song đó, quản lý thị trường, quản lý giá cả, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên thị trường không làm ảnh hưởng uy tín hàng Việt Nam có chất lượng.
Đặc biệt, đẩy mạnh nhiều giải pháp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa, nhất là trong xu thế các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường bán lẻ, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
Cụ thể, bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, thành phố đã đặt mục tiêu giúp doanh nghiệp cải thiện hạn chế về nội lực và thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là, có quy mô vừa và nhỏ, yếu về tiềm lực vốn đầu tư và trình độ công nghệ, thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và đội ngũ quản trị hiện đại; chưa có chiến lược sản xuất – kinh doanh bài bản tử khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu đến khâu hậu mãi…
Riêng đối với cơ quan quản lý Nhà nước, cần khắc phục tình trạng một số địa phương, đơn vị quán triệt, triển khai chưa đúng mức, cụ thể nên kết quả đạt được còn hạn chế; hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động chưa đồng bộ,thiếu kiểm tra, đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình hiệu quả.
Theo đại diện Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, để triển khai Cuộc vận động hiệu quả trong giai đoạn 2018 – 2020, Nhà nước cần tăng cường quản lý, thường xuyên kiểm tra và xử phạt nặng các trường hợp sản xuất hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.
Mặt khác, muốn người tiêu dùng thật sự an tâm khi sử dụng hàng Việt, Nhà nước cần quan tâm tạo môi trường thuận lợi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả góp phần cung ứng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Còn đối với nhà sản xuất cần đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để nâng chất lượng, mẫu mã sản phẩm, hạ giá thành, cam kết sản xuất hàng hóa chất lượng cao với giá cả phù hợp để thu hút người tiêu dùng ngày càng đông đảo, lâu dài.
Đánh giá cao kết quả cũng như ý kiến đóng góp của các sở, ngành và doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đề nghị trong thời gian tới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai thực hiện đề án của Chính phủ về phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, chú trọng đẩy mạnh hoạt động mở rộng các kênh phân phối hàng Việt, tăng cường quản lý thị trường… Đặc biệt, nghiên cứu các hoạt động để phát động phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” nhằm đẩy mạnh nâng cao hiệu quả cuộc vận động trong giai đoạn tiếp theo.
Đồng thời, vận động các doanh nghiệp đẩy mạnh đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; xây dựng thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam./.
Mỹ Phương
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN