Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình được xây dựng với mục tiêu tiếp sức cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời áp dụng vào thực tiễn các hệ thống quản lý và quản trị năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo, thông qua đó nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Dự kiến năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại 3.200 doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau của các ngành, lĩnh vực trọng yếu, ngành công nghiệp truyền thống và dịch vụ trên địa bàn; tổ chức tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai, xây dựng áp dụng các hệ thống quản lý, các công cụ về quản trị năng suất, chất lượng. Các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2017 sẽ được thiết kế đa dạng, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, tạo được sự tham gia hợp tác của cộng đồng.
Ông Nguyễn Việt Dũng cho biết, qua thời gian thực hiện theo cách đấu thầu rồi tìm các tổ chức tư vấn trước đây, đánh giá hiệu quả không cao bởi vì nhu cầu của doanh nghiệp rất đa dạng, khác nhau. Do đó, Sở đã thay đổi cách làm, thiết kế lại công cụ theo định hướng thị trường. Cụ thể, các đơn vị tư vấn phải tự thân vận động, tìm hiểu và đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Sau đó, đơn vị tư vấn và doanh nghiệp thống nhất với nhau về nội dung thực hiện để đề xuất lên hội đồng, chuyên gia của ngành khoa học công nghệ để đánh giá khả năng thực hiện và tính hiệu quả mới triển khai.
Song song với Chương trình này, hiện Thành phố cũng đang triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ tại doanh nghiệp nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động từ 5.6% lên 6.5%, và chỉ số đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 36%./.
Ảnh: Minh hỏa |
Nghiên cứu vi mạch tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN |
Ông Nguyễn Việt Dũng cho biết, qua thời gian thực hiện theo cách đấu thầu rồi tìm các tổ chức tư vấn trước đây, đánh giá hiệu quả không cao bởi vì nhu cầu của doanh nghiệp rất đa dạng, khác nhau. Do đó, Sở đã thay đổi cách làm, thiết kế lại công cụ theo định hướng thị trường. Cụ thể, các đơn vị tư vấn phải tự thân vận động, tìm hiểu và đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Sau đó, đơn vị tư vấn và doanh nghiệp thống nhất với nhau về nội dung thực hiện để đề xuất lên hội đồng, chuyên gia của ngành khoa học công nghệ để đánh giá khả năng thực hiện và tính hiệu quả mới triển khai.
Song song với Chương trình này, hiện Thành phố cũng đang triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ tại doanh nghiệp nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động từ 5.6% lên 6.5%, và chỉ số đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 36%./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN