Nhấn mạnh đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển, đồng chí Đinh La Thăng yêu cầu UBND Thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí cân đối nguồn lực đầu tư, đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp; Sở Tài chính phối hợp Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố tháo gỡ cơ chế về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Giáo dục thực hiện tự chủ. Đặc biệt, Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố cần chủ động phân cấp cho các đơn vị trực thuộc, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện một cách công khai, minh bạch và dân chủ.
Bí thư Đinh La Thăng lưu ý, việc đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa không được ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục; cần thực hiện công khai, minh bạch, tạo được sự đồng thuận của xã hội, nhất là phụ huynh học sinh. Mục tiêu cuối cùng là sản phẩm đầu ra của ngành giáo dục tốt hơn, đời sống giáo viên tốt hơn.
Đồng chí Đinh La Thăng cũng yêu cầu, ngành Giáo dục thành phố tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; chú trọng giảm tải cho học sinh, xây dựng lộ trình chấm dứt tình trạng dạy học, học thêm một cách tràn lan; chú trọng công tác giáo dục thể chất, kỹ năng giúp học sinh phát triển toàn diện, phổ cập bơi cho học sinh. Cùng với đó, quan tâm công tác phát triển Đảng trong giáo viên; nâng cao nhận thức về học tập, giảng dạy các môn lý luận Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường học.
Thành phố hiện có 2.168 cơ sở giáo dục (trong đó có 1.360 đơn vị công lập) với hơn 1,7 triệu học sinh. Thời gian qua, ngành Giáo dục đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tự chủ biên chế, tổ chức ở một số trường và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tập trung đa dạng các nguồn lực xã hội cho giáo dục.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc thực hiện cơ chế tự chủ và xã hội hóa giáo dục vẫn còn gặp khó khăn. Cụ thể như một số chức danh thực sự cần thiết trong nhà trường như giám thị, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý… chưa được quy định trong vị trí việc làm nên không có định biên để tuyển dụng. Bên cạnh đó, với việc quy định mức thu học phí như hiện nay rất khó cho các trường thực hiện tự chủ hoàn toàn. Tốc độ xã hội hóa còn chậm, mức độ xã hội hóa không đồng đều giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành, chưa huy động được tổng thể các nguồn lực để phát triển giáo dục – đào tạo của thành phố.
Về công tác dạy và học, ông Lê Hồng Sơn cho biết, hiện nay tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở bậc mầm non đạt hơn 99%, bậc tiểu học trên 70%; nhưng tỷ lệ này ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông còn thấp do cơ sở vật chất không đảm bảo. Để đạt được mục tiêu đến 2020 thành phố có 80% số học sinh học 2 buổi/ngày, việc đảm bảo cơ sở vật chất là yếu tố hàng đầu. Thành phố đã có kế hoạch đầu tư 747 dự án xây dựng trường học, Sở đã phê duyệt thực hiện 328 dự án. Với tiến độ này, thành phố sẽ đạt đến mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân vào năm 2020.
Mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 được xác định là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo trên địa bàn; phấn đấu đến năm 2020 hệ thống giáo dục thành phố được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập với các nên giáo dục tiên tiến trong khu vực và thế giới, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc./.
Bí thư Đinh La Thăng lưu ý, việc đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa không được ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục; cần thực hiện công khai, minh bạch, tạo được sự đồng thuận của xã hội, nhất là phụ huynh học sinh. Mục tiêu cuối cùng là sản phẩm đầu ra của ngành giáo dục tốt hơn, đời sống giáo viên tốt hơn.
Đồng chí Đinh La Thăng cũng yêu cầu, ngành Giáo dục thành phố tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; chú trọng giảm tải cho học sinh, xây dựng lộ trình chấm dứt tình trạng dạy học, học thêm một cách tràn lan; chú trọng công tác giáo dục thể chất, kỹ năng giúp học sinh phát triển toàn diện, phổ cập bơi cho học sinh. Cùng với đó, quan tâm công tác phát triển Đảng trong giáo viên; nâng cao nhận thức về học tập, giảng dạy các môn lý luận Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường học.
Đồng chí Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi làm việc với Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/2/2017. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Thành phố hiện có 2.168 cơ sở giáo dục (trong đó có 1.360 đơn vị công lập) với hơn 1,7 triệu học sinh. Thời gian qua, ngành Giáo dục đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tự chủ biên chế, tổ chức ở một số trường và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tập trung đa dạng các nguồn lực xã hội cho giáo dục.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc thực hiện cơ chế tự chủ và xã hội hóa giáo dục vẫn còn gặp khó khăn. Cụ thể như một số chức danh thực sự cần thiết trong nhà trường như giám thị, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý… chưa được quy định trong vị trí việc làm nên không có định biên để tuyển dụng. Bên cạnh đó, với việc quy định mức thu học phí như hiện nay rất khó cho các trường thực hiện tự chủ hoàn toàn. Tốc độ xã hội hóa còn chậm, mức độ xã hội hóa không đồng đều giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành, chưa huy động được tổng thể các nguồn lực để phát triển giáo dục – đào tạo của thành phố.
Về công tác dạy và học, ông Lê Hồng Sơn cho biết, hiện nay tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở bậc mầm non đạt hơn 99%, bậc tiểu học trên 70%; nhưng tỷ lệ này ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông còn thấp do cơ sở vật chất không đảm bảo. Để đạt được mục tiêu đến 2020 thành phố có 80% số học sinh học 2 buổi/ngày, việc đảm bảo cơ sở vật chất là yếu tố hàng đầu. Thành phố đã có kế hoạch đầu tư 747 dự án xây dựng trường học, Sở đã phê duyệt thực hiện 328 dự án. Với tiến độ này, thành phố sẽ đạt đến mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân vào năm 2020.
Mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 được xác định là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo trên địa bàn; phấn đấu đến năm 2020 hệ thống giáo dục thành phố được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập với các nên giáo dục tiên tiến trong khu vực và thế giới, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN