Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tích cực thực hiện hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục khu vực miền núi, giáo dục ngoại ngữ; xác định đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Ngành có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại những giáo viên chưa đạt chuẩn, cương quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng không thực hiện nghiêm việc đào tạo lại hoặc không hoàn thành việc đào tạo lại, nhất là đối với môn ngoại ngữ.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng tăng cường công tác quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; chú trọng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về lợi ích, hiệu quả của giáo dục toàn diện. Ngành xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá mức độ hoàn thành ở các nhà trường trên tất cả các mặt và giao chỉ tiêu cho các trường; thực hiện tốt công tác thi đua giữa các trường, trong nội bộ từng trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Sở phối hợp với Sở Tài chính rà soát lại đề án xây dựng cơ sở vật chất cho các trường chuẩn quốc gia và các trường đang gặp nhiều khó khăn; tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cho 2 nhóm trường này….
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết: Theo đánh giá của Sở, năm 2019 điểm trung bình các môn thi Trung học phổ thông quốc gia của học sinh trong tỉnh cao hơn năm 2018 nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Cụ thể năm 2018, điểm trung bình các môn thi Trung học phổ thông quốc gia của Thanh Hóa đạt 4,76 điểm; năm 2019 đạt 5,10 điểm.
Trong các môn dự thi, môn Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân có điểm bình quân bằng và cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Các môn Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học đều thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, đặc biệt là môn Tiếng Anh, Lịch sử và Sinh học rất thấp. Năm 2018, môn tiếng Anh của tỉnh đạt điểm trung bình 3,29 điểm, cả nước đạt 3,9 điểm; năm 2019, con số tương ứng là 3,51 điểm và 4,36 điểm. Về kết quả xét tốt nghiệp Trung học phổ thông, năm 2019 tỷ lệ học sinh Trung học phổ thông toàn tỉnh tốt nghiệp đạt 92,39%, giảm 5,07% so với năm 2018. Năm 2018 và 2019, Thanh Hóa lần lượt xếp thứ 49 và 46 trong 63 tỉnh, thành phố về các môn thi…
Nguyên nhân của sự giảm sút chất lượng giáo dục đại trà tại Thanh Hóa được xác định, chất lượng giáo dục giữa khu vực miền núi và miền xuôi vẫn còn khoảng cách nhất định; việc xét tốt nghiệp Trung học phổ thông dựa trên kết quả học tập lớp 12 và kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia theo tỷ lệ 30:70 đã ảnh hưởng lớn đến đối tượng học sinh có học lực yếu, chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp… dẫn đến tình trạng học lệch, học tủ. Đội ngũ giáo viên vẫn thừa, thiếu cục bộ; chất lượng đầu vào của một số trường, đặc biệt là trường khu vực miền núi còn thấp. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học gặp khó khăn. Vấn đề giải thể các trường Trung học phổ thông cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng. Bên cạnh đó, công tác quản lý dạy, học chưa đồng bộ giữa các nhà trường; việc quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa chặt chẽ, chưa thực sự khách quan.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng tăng cường công tác quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; chú trọng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về lợi ích, hiệu quả của giáo dục toàn diện. Ngành xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá mức độ hoàn thành ở các nhà trường trên tất cả các mặt và giao chỉ tiêu cho các trường; thực hiện tốt công tác thi đua giữa các trường, trong nội bộ từng trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Sở phối hợp với Sở Tài chính rà soát lại đề án xây dựng cơ sở vật chất cho các trường chuẩn quốc gia và các trường đang gặp nhiều khó khăn; tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cho 2 nhóm trường này….
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết: Theo đánh giá của Sở, năm 2019 điểm trung bình các môn thi Trung học phổ thông quốc gia của học sinh trong tỉnh cao hơn năm 2018 nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Cụ thể năm 2018, điểm trung bình các môn thi Trung học phổ thông quốc gia của Thanh Hóa đạt 4,76 điểm; năm 2019 đạt 5,10 điểm.
Trong các môn dự thi, môn Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân có điểm bình quân bằng và cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Các môn Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học đều thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, đặc biệt là môn Tiếng Anh, Lịch sử và Sinh học rất thấp. Năm 2018, môn tiếng Anh của tỉnh đạt điểm trung bình 3,29 điểm, cả nước đạt 3,9 điểm; năm 2019, con số tương ứng là 3,51 điểm và 4,36 điểm. Về kết quả xét tốt nghiệp Trung học phổ thông, năm 2019 tỷ lệ học sinh Trung học phổ thông toàn tỉnh tốt nghiệp đạt 92,39%, giảm 5,07% so với năm 2018. Năm 2018 và 2019, Thanh Hóa lần lượt xếp thứ 49 và 46 trong 63 tỉnh, thành phố về các môn thi…
Nguyên nhân của sự giảm sút chất lượng giáo dục đại trà tại Thanh Hóa được xác định, chất lượng giáo dục giữa khu vực miền núi và miền xuôi vẫn còn khoảng cách nhất định; việc xét tốt nghiệp Trung học phổ thông dựa trên kết quả học tập lớp 12 và kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia theo tỷ lệ 30:70 đã ảnh hưởng lớn đến đối tượng học sinh có học lực yếu, chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp… dẫn đến tình trạng học lệch, học tủ. Đội ngũ giáo viên vẫn thừa, thiếu cục bộ; chất lượng đầu vào của một số trường, đặc biệt là trường khu vực miền núi còn thấp. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học gặp khó khăn. Vấn đề giải thể các trường Trung học phổ thông cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng. Bên cạnh đó, công tác quản lý dạy, học chưa đồng bộ giữa các nhà trường; việc quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa chặt chẽ, chưa thực sự khách quan.
Khiếu Tư