Nhằm góp phần giảm thiểu tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng trên địa bàn các huyện miền núi khó khăn Hướng Hóa và Đakrông (tỉnh Quảng Trị), thời gian qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam (World Vision International tại Việt Nam) đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương và Tập đoàn Nhân Sâm Hàn Quốc KGC triển khai Dự án “Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi”. Đến nay, dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non cũng như thay đổi tư duy, nhận thức và cách chăm sóc trẻ của phụ huynh.
Ngày 23/11, tại Trường Mầm non Thủy Tiên, thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế tỉnh Sơn La tổ chức Lễ phát động chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2022, bắt đầu từ ngày 1/12 tới, với thông điệp:“Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống”.
Sự thay đổi của các hình thái mưa do hiện tượng El Nino khiến hàng triệu trẻ em trên thế giới bị suy dinh dưỡng và có vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo trên trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Communications số ra ngày 12/10, đồng thời kêu gọi hành động ngăn chặn tác động có thể dự đoán trước này.
Trẻ nhỏ suy dinh dưỡng có thể cải thiện chức năng não bộ bằng việc bổ sung dưỡng chất liên tục trong 6 tháng. Đây là khuyến nghị của giới nghiên cứu khoa học trong quá trình tìm hiểu mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và sự phát triển não bộ ở trẻ em.
Tình trạng thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng và béo phì không chỉ đặt ra gánh nặng y tế tại các nước đang phát triển, mà còn đang ngấm ngầm "bòn rút hầu bao" của các doanh nghiệp lên tới 850 tỷ USD/năm. Điều này cho thấy các công ty cần đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết vấn đề vốn đang trở nên xấu đi do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chiều 10/12, tại Hà Nội, Báo cáo “Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Vấn đề và các Giải pháp can thiệp” do Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố cho thấy, để giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng trong nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, Báo cáo khuyến nghị cần phải có những cách tiếp cận mới, được thiết kế riêng phù hợp với những yếu tố về địa lý và văn hóa đặc thù của cộng đồng dân tộc thiểu số.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển một chiến lược mới để tăng cường thực phẩm với vi chất dinh dưỡng như vitaminA và sắt nhằm đối phó hiệu quả hơn với việc thiếu hụt chất dinh dưỡng ở các nước kém phát triển.
Do nhiệt độ toàn cầu tăng do hệ quả của biến đổi khí hậu, tỉ lệ suy dinh dưỡng và các bệnh do thiếu ăn cũng sẽ tăng. Đây là cảnh báo trong nghiên cứu do các nhà nghiên cứu Australia tại đại học Monash công bố trên tạp chí PLOS Medicine ngày 30/10.
Ngày 15/7, Liên hợp quốc (Liên hợp quốc) công bố báo cáo cho thấy hơn 821 triệu người dân trên toàn thế giới rơi vào cảnh thiếu ăn trong năm 2018, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp con số này gia tăng. Báo cáo mang tên "Tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu" do Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) và các cơ quan khác của LHQ trong đó có Tổ chức Y tế thế giới (WTO) phối hợp thực hiện.
Hơn 20 triệu trẻ sơ sinh - tức cứ 7 trẻ thì có 1 trẻ, ra đời năm 2015 bị nhẹ cân. Đây là kết luận được các nhà nghiên cứu quốc tế đưa ra trong báo cáo đăng trên tạp chí chuyên ngành The Lancet Global Health, số ra ngày 15/5.
Theo các chuyên gia y tế, thiếu vi chất dinh dưỡng được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” do khó phát hiện, khi các triệu chứng biểu hiện rầm rộ thành bệnh đặc trưng như bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, thì dễ phát hiện nhưng sự tăng trưởng và phát triển cả về thể chất và trí tuệ đã bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Đôi khi thiếu vi chất dinh dưỡng để lại những hậu quả nghiêm trọng, không thể hồi phục được. Vì vậy, thanh toán được thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em.
Ngày 8/12, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (SCI) tổ chức Hội thảo "Tăng cường công tác truyền thông về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số".
Viện Dinh dưỡng cho biết, cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (tương đương 14,1%); và cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi (24,6%).
Trong những năm qua, vấn đề giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) ở các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, vẫn cao.