Bài 2: Gỡ khó để phát triển
Điều kiện cần và đủ để phát triển vật liệu xây không nung là phải tuân theo cơ chế thị trường, tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá thành hợp lý. Bộ Xây dựng đang chủ trì và cùng với các bộ ngành, địa phương đánh giá lại việc triển khai cơ chế chính sách phát triển vật liệu xây không nung. Việc hoàn thiện của cơ chế chính sách được kỳ vọng là trợ lực để tăng sức mạnh phát triển dòng sản phẩm này.
Những thay đổi tích cực
Tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung sẽ quy định theo vùng miền là một trong những nội dung đổi mới được ghi nhận tại Thông tư sửa đổi Thông tư 09/2012/TT-BXD (Thông tư 09) quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng đang được Bộ Xây dựng hoàn thiện và chuẩn bị ban hành.
Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Phạm Văn Bắc cho hay, việc sửa đổi là do Thông tư 09 được Bộ Xây dựng ban hành trong bối cảnh mới đưa vào sử dụng vật liệu xây không nung, chưa nghiên cứu được điều kiện cụ thể của từng vùng miền. Trong khi đó, trên thực tế, có những vùng miền có điều kiện phát triển vật liệu xây không nung tốt, ngược lại có những vùng miền điều kiện không thuận lợi. Nên khi Thông tư 09 quy định nhất loạt trong phạm vi toàn quốc thì tính khả thi không cao.
Mặt khác, việc khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung tại nhiều địa phương chưa mạnh, do đó, cần sửa đổi Thông tư 09 cho phù hợp với điều kiện thực tế và nhằm khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung mạnh hơn nữa.
Bởi vậy, dự thảo Thông tư sửa đổi lần này có một số điểm mới. Đặc biệt là quy định cụ thể tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng theo tùy từng vùng miền trong phạm vi toàn quốc. Về tổng thể, tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung có một số khu vực có giảm đi so với quy định tại Thông tư 09. Quy định việc sử dụng vật liệu xây không nung đối với tất cả các công trình xây dựng, bao gồm cả công trình vốn nhà nước cũng như công trình vốn ngoài ngân sách cũng được điều chỉnh quy định tỷ lệ.
Trước đây, Thông tư 09 không quy định chế độ báo cáo đối với cơ sở sử dụng vật liệu xây không nung nên trong quá trình thẩm tra, kiểm soát, không rõ được tình trạng sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng trên địa bàn như thế nào.
Sau khi sửa đổi, Thông tư mới sẽ quy định đối với công trình sử dụng vật liệu xây không nung phải báo cáo số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Trên cơ sở đó, địa phương sẽ tập hợp và báo cáo Bộ Xây dựng.
Ông Phạm Văn Bắc khẳng định, Thông tư sửa đổi quy định cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và Bộ Xây dựng định kỳ thanh tra, kiểm tra. Việc xử lý các vi phạm được đề xuất theo quy định của Nghị định 121/2014/NĐ-CP (xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng).
Hiện Bộ Xây dựng đã nghiên cứu hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 121/2014/NĐ-CP; trong đó đề xuất các mức xử phạt gấp 1,5 – 2 lần so với mức hiện hành. Dự thảo này đang trình Chính phủ ban hành. Như vậy, chế tài xử phạt sẽ nghiêm minh hơn để việc chấp hành các quy định về sử dụng sản phẩm vật liệu xây không nung phát huy hiệu quả hơn trong thực tế.
Trợ lực từ chính sách
Một trong nhưng “trợ lực” từ chính sách được ghi nhận là Chương trình phát triển vật liệu xây không nung cũng như Chỉ thị 10/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung.
Đây là cơ sở Bộ Xây dựng tăng cường đôn đốc các địa phương thực hiện nghiên túc chỉ thị 10/CT- TTg và thông tư 13/2017/TT- BXD quy định việc sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng. Đặc biệt, Bộ sẽ chú trọng chỉ đạo việc thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung tại các địa phương.
Theo Vụ trưởng Phạm Văn Bắc, muốn tạo thị trường cho vật liệu xây không nung thì một trong những giải pháp quan trọng là phải giảm tỷ lệ gạch đất sét nung. Chủ trương xóa lò gạch thủ công chính là góp phần phát triển vật liệu xây không nung. Hơn thế, có thể hạn chế việc phát triển gạch nung bằng cách tăng thuế sử dụng tài nguyên.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến lo ngại rằng việc xóa nhà máy gạch thủ công nhưng lại cho phát triển các nhà máy gạch tuynel công suất lớn cũng là trở ngại kìm hãm sự phát triển của vật liệu xây không nung. Về vấn đề này, ông Phạm Văn Bắc nhận định, hiện nay Chính phủ khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung nhưng không cấm phát triển gạch nung. Việc xóa các lò gạch thủ công không phải để đầu tư nhà máy gạch tuynen.
Hiện việc phát triển nhà máy gạch nung tuynen tùy thuộc vào quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của từng địa phương, do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành. Bởi vậy, có những địa phương có thể đầu tư thêm nhà máy gạch tuynen nhưng cũng có những địa phương không đầu tư mới nữa.
Ông Phạm Văn Bắc nhận xét, việc tăng thuế tài nguyên cũng cần thiết và phải triệt để thu thuế tài nguyên từ các nhà máy tuynen hiện có. Hiện nay, nhiều nơi không có quy hoạch về nguồn nguyên liệu. Nhưng nếu có quy hoạch nguồn nguyên liệu, có mỏ thì sẽ thu được thuế tài nguyên. Cùng đó, việc tăng cường quản lý và tăng phí về môi trường cũng sẽ hạn chế được sự phát triển gạch đất sét nung.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho vật liệu xây không nung phát triển và có chỗ đứng trên thị trường, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, định mức cho loại sản phẩm này.
Theo dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 09 cũng quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng với tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung nhẹ có tăng lên. Như vậy, các công trình cao tầng phải sử dụng vật liệu xây không nung loại nhẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ quy định có điều chỉnh nhưng không phải ở mức độ tối đa 100% như trước đây mà cao nhất chỉ lên đến 90%. Đồng thời, tỷ lệ này cũng được quy định cụ thể hơn đối với loại hình nhà cao tầng.
Các chuyên gia nhận định, với những quy định cụ thể, thiết thực và phù hợp hơn với điều kiện từng vùng thì khi được ban hành, Thông tư sửa đổi sẽ có tính khả thi cao. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp xây lắp bày tỏ lo ngại, với quy định công trình xây dựng cao tầng phải sử dụng vật liệu xây không nung loại nhẹ lên đến 90% thì liệu các cơ sở sản xuất có đáp ứng được số lượng sản phẩm.
Về vấn đề này, Vụ trưởng Phạm Văn Bắc chia sẻ, các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung có khả năng đáp ứng. Hiện nay mức độ tăng trưởng của quá trình đầu tư xây dựng tương đối lớn, cho nên các doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu tư tăng thêm cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung - ông Bắc dẫn chứng.
Hơn nữa, trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp cũng dần hoàn thiện về công nghệ, quy trình sản xuất và các yếu tố tạo lên chất lượng sản phẩm, giúp sản phẩm vật liệu xây không nung tốt hơn, giá thành rẻ hơn. Mục tiêu đưa vật liệu xây không nung dần sẽ chiếm lĩnh được thị trường không còn quá xa.
Thể hiện niềm tin vào chiến lược phát triển sản phẩm của mình, ông Trần Duy Phúc, Giám đốc Maketing Công ty xây dựng Thanh Phúc khẳng định, Công ty cũng như các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung đều đang bán hàng rất tốt đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tiến tới năm 2020, phân khúc nhà dân có thể sẽ đạt một tỷ lệ nhất định sử dụng gạch không nung, khoảng 15% đến 20%.
Theo phân tích của ông Phúc, gạch không nung cứng và có cường độ cao hơn; càng lâu thì càng hóa đá, cách nhiệt tốt hơn. Khi thi công nhanh hơn và giảm giá thành hơn. Bởi vậy, phải tuyên truyền và thực tế từ hiệu quả sẽ chứng minh cho người tiêu dùng hiểu. Bên cạnh đó, gạch đất nung sẽ càng ngày càng đắt hơn do khan hiếm, do ô nhiễm môi trường.
Điều kiện cần và đủ để phát triển vật liệu xây không nung là phải tuân theo cơ chế thị trường, phải tạo ra sản phẩm vật liệu xây không nung có chất lượng và giá thành hợp lý.
Điều kiện cần và đủ để phát triển vật liệu xây không nung là phải tuân theo cơ chế thị trường, tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá thành hợp lý. Bộ Xây dựng đang chủ trì và cùng với các bộ ngành, địa phương đánh giá lại việc triển khai cơ chế chính sách phát triển vật liệu xây không nung. Việc hoàn thiện của cơ chế chính sách được kỳ vọng là trợ lực để tăng sức mạnh phát triển dòng sản phẩm này.
Vật liệu xây dựng này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng dân sinh trên địa bàn tỉnh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: TTXVN |
Những thay đổi tích cực
Tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung sẽ quy định theo vùng miền là một trong những nội dung đổi mới được ghi nhận tại Thông tư sửa đổi Thông tư 09/2012/TT-BXD (Thông tư 09) quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng đang được Bộ Xây dựng hoàn thiện và chuẩn bị ban hành.
Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Phạm Văn Bắc cho hay, việc sửa đổi là do Thông tư 09 được Bộ Xây dựng ban hành trong bối cảnh mới đưa vào sử dụng vật liệu xây không nung, chưa nghiên cứu được điều kiện cụ thể của từng vùng miền. Trong khi đó, trên thực tế, có những vùng miền có điều kiện phát triển vật liệu xây không nung tốt, ngược lại có những vùng miền điều kiện không thuận lợi. Nên khi Thông tư 09 quy định nhất loạt trong phạm vi toàn quốc thì tính khả thi không cao.
Mặt khác, việc khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung tại nhiều địa phương chưa mạnh, do đó, cần sửa đổi Thông tư 09 cho phù hợp với điều kiện thực tế và nhằm khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung mạnh hơn nữa.
Bởi vậy, dự thảo Thông tư sửa đổi lần này có một số điểm mới. Đặc biệt là quy định cụ thể tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng theo tùy từng vùng miền trong phạm vi toàn quốc. Về tổng thể, tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung có một số khu vực có giảm đi so với quy định tại Thông tư 09. Quy định việc sử dụng vật liệu xây không nung đối với tất cả các công trình xây dựng, bao gồm cả công trình vốn nhà nước cũng như công trình vốn ngoài ngân sách cũng được điều chỉnh quy định tỷ lệ.
Trước đây, Thông tư 09 không quy định chế độ báo cáo đối với cơ sở sử dụng vật liệu xây không nung nên trong quá trình thẩm tra, kiểm soát, không rõ được tình trạng sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng trên địa bàn như thế nào.
Sau khi sửa đổi, Thông tư mới sẽ quy định đối với công trình sử dụng vật liệu xây không nung phải báo cáo số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Trên cơ sở đó, địa phương sẽ tập hợp và báo cáo Bộ Xây dựng.
Ông Phạm Văn Bắc khẳng định, Thông tư sửa đổi quy định cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và Bộ Xây dựng định kỳ thanh tra, kiểm tra. Việc xử lý các vi phạm được đề xuất theo quy định của Nghị định 121/2014/NĐ-CP (xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng).
Hiện Bộ Xây dựng đã nghiên cứu hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 121/2014/NĐ-CP; trong đó đề xuất các mức xử phạt gấp 1,5 – 2 lần so với mức hiện hành. Dự thảo này đang trình Chính phủ ban hành. Như vậy, chế tài xử phạt sẽ nghiêm minh hơn để việc chấp hành các quy định về sử dụng sản phẩm vật liệu xây không nung phát huy hiệu quả hơn trong thực tế.
Trợ lực từ chính sách
Một trong nhưng “trợ lực” từ chính sách được ghi nhận là Chương trình phát triển vật liệu xây không nung cũng như Chỉ thị 10/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung.
Đây là cơ sở Bộ Xây dựng tăng cường đôn đốc các địa phương thực hiện nghiên túc chỉ thị 10/CT- TTg và thông tư 13/2017/TT- BXD quy định việc sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng. Đặc biệt, Bộ sẽ chú trọng chỉ đạo việc thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung tại các địa phương.
Theo Vụ trưởng Phạm Văn Bắc, muốn tạo thị trường cho vật liệu xây không nung thì một trong những giải pháp quan trọng là phải giảm tỷ lệ gạch đất sét nung. Chủ trương xóa lò gạch thủ công chính là góp phần phát triển vật liệu xây không nung. Hơn thế, có thể hạn chế việc phát triển gạch nung bằng cách tăng thuế sử dụng tài nguyên.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến lo ngại rằng việc xóa nhà máy gạch thủ công nhưng lại cho phát triển các nhà máy gạch tuynel công suất lớn cũng là trở ngại kìm hãm sự phát triển của vật liệu xây không nung. Về vấn đề này, ông Phạm Văn Bắc nhận định, hiện nay Chính phủ khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung nhưng không cấm phát triển gạch nung. Việc xóa các lò gạch thủ công không phải để đầu tư nhà máy gạch tuynen.
Hiện việc phát triển nhà máy gạch nung tuynen tùy thuộc vào quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của từng địa phương, do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành. Bởi vậy, có những địa phương có thể đầu tư thêm nhà máy gạch tuynen nhưng cũng có những địa phương không đầu tư mới nữa.
Ông Phạm Văn Bắc nhận xét, việc tăng thuế tài nguyên cũng cần thiết và phải triệt để thu thuế tài nguyên từ các nhà máy tuynen hiện có. Hiện nay, nhiều nơi không có quy hoạch về nguồn nguyên liệu. Nhưng nếu có quy hoạch nguồn nguyên liệu, có mỏ thì sẽ thu được thuế tài nguyên. Cùng đó, việc tăng cường quản lý và tăng phí về môi trường cũng sẽ hạn chế được sự phát triển gạch đất sét nung.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho vật liệu xây không nung phát triển và có chỗ đứng trên thị trường, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, định mức cho loại sản phẩm này.
Theo dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 09 cũng quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng với tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung nhẹ có tăng lên. Như vậy, các công trình cao tầng phải sử dụng vật liệu xây không nung loại nhẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ quy định có điều chỉnh nhưng không phải ở mức độ tối đa 100% như trước đây mà cao nhất chỉ lên đến 90%. Đồng thời, tỷ lệ này cũng được quy định cụ thể hơn đối với loại hình nhà cao tầng.
Các chuyên gia nhận định, với những quy định cụ thể, thiết thực và phù hợp hơn với điều kiện từng vùng thì khi được ban hành, Thông tư sửa đổi sẽ có tính khả thi cao. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp xây lắp bày tỏ lo ngại, với quy định công trình xây dựng cao tầng phải sử dụng vật liệu xây không nung loại nhẹ lên đến 90% thì liệu các cơ sở sản xuất có đáp ứng được số lượng sản phẩm.
Về vấn đề này, Vụ trưởng Phạm Văn Bắc chia sẻ, các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung có khả năng đáp ứng. Hiện nay mức độ tăng trưởng của quá trình đầu tư xây dựng tương đối lớn, cho nên các doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu tư tăng thêm cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung - ông Bắc dẫn chứng.
Hơn nữa, trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp cũng dần hoàn thiện về công nghệ, quy trình sản xuất và các yếu tố tạo lên chất lượng sản phẩm, giúp sản phẩm vật liệu xây không nung tốt hơn, giá thành rẻ hơn. Mục tiêu đưa vật liệu xây không nung dần sẽ chiếm lĩnh được thị trường không còn quá xa.
Thể hiện niềm tin vào chiến lược phát triển sản phẩm của mình, ông Trần Duy Phúc, Giám đốc Maketing Công ty xây dựng Thanh Phúc khẳng định, Công ty cũng như các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung đều đang bán hàng rất tốt đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tiến tới năm 2020, phân khúc nhà dân có thể sẽ đạt một tỷ lệ nhất định sử dụng gạch không nung, khoảng 15% đến 20%.
Theo phân tích của ông Phúc, gạch không nung cứng và có cường độ cao hơn; càng lâu thì càng hóa đá, cách nhiệt tốt hơn. Khi thi công nhanh hơn và giảm giá thành hơn. Bởi vậy, phải tuyên truyền và thực tế từ hiệu quả sẽ chứng minh cho người tiêu dùng hiểu. Bên cạnh đó, gạch đất nung sẽ càng ngày càng đắt hơn do khan hiếm, do ô nhiễm môi trường.
Điều kiện cần và đủ để phát triển vật liệu xây không nung là phải tuân theo cơ chế thị trường, phải tạo ra sản phẩm vật liệu xây không nung có chất lượng và giá thành hợp lý.
Thu Hằng