Nhằm giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn, các hộ dân tộc thiểu số, hộ bị ảnh hưởng thiên tai… chưa ổn định nhà ở, thời gian qua, huyện vùng biên Sa Thầy (Kon Tum) chủ động, vận dụng linh hoạt các điều kiện để bà con an cư trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025.
Ngày 23/9, tại khu vực Km9+200, Tỉnh lộ 674, đoạn qua xã Sa Sơn (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) xảy ra vụ sạt lở đất khiến các phương tiện không thể lưu thông.
Huyện Sa Thầy (Kon Tum) có gần 500 ha đất vườn; trong đó, số hộ dân ở vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số có diện tích vườn rộng nhưng chưa khai thác hết tiềm năng, hiệu quả thấp. Trước thực trạng trên, năm 2021, Huyện ủy Sa Thầy có Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2021-2025 (đề án số 07). Ngoài mong muốn giúp dân có thêm thu nhập, huyện Sa Thầy còn kỳ vọng thông qua đề án, người dân tham gia sẽ có thay đổi nếp nghĩ cách làm, tự lực vươn lên trong cuộc sống.
Những người được bầu đều là nhân sự có uy tín, am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, dân tin, Đảng cử. Việc hợp nhất chức danh Bí thư kiêm Trưởng thôn giúp công việc được thuận lợi, bộ máy ở thôn, làng tinh gọn. Qua đó, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tại thôn, làng. Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) Y Sâm về hiệu quả của việc hợp nhất chức danh Bí thư kiêm Trưởng thôn.
Những ngày này, trên dọc dải đường biên, người dân 13 xã biên giới thuộc 4 huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai tỉnh Kon Tum đang cùng cán bộ, chiến sĩ Biên phòng chuẩn bị đón Tết Quý Mão trong niềm vui no ấm.
Ngày 14/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum cho biết, toàn tỉnh có 9 căn nhà bị ảnh hưởng, gần 400 ha lúa nước, hoa màu các loại bị thiệt hại do bão số 5 gây ra. Ngoài ra, bão số 5 cũng khiến nhiều công trình giao thông trên địa bàn bị hư hỏng. Ngành chức năng đang huy động nguồn lực tập trung khắc phục hậu quả, giúp người dân ổn định đời sống.
Rơ Măm là một cộng đồng dân tộc ít người, sinh sống tập trung tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Với người dân nơi đây, ông A Blong (65 tuổi) được xem như một "già làng trong lòng dân" vì đã giúp cho cộng đồng dân tộc Rơ Măm nhận thức rõ hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Ông A Blong cũng góp công lớn trong việc xóa bỏ những hủ tục, tệ nạn trong cộng đồng và góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc, nâng cao phong trào thi đua, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Sáng 18/9/2020, tại tỉnh Kon Tum, Tập đoàn TH tổ chức Lễ khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp công nghệ cao tại xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy. Đây là trang trại bò sữa và nhà máy chế biến sữa tươi sạch có quy mô lớn nhất Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư là 2.544 tỷ đồng.
Ngày 7/7 tại huyện Sa Thầy, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2020 với chủ đề “Thanh niên Kon Tum sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng”.
Những năm qua, ngành điện Kon Tum đã nỗ lực, đưa điện lưới quốc gia về các xã vùng biên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum, tính đến hết ngày 4/9, mưa bão đã gây thiệt hại tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
UBND tỉnh Kon Tum vừa có thông báo số 05/TB-UBND, yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất- dịch vụ- thương mại An Phú Thịnh Kon Tum dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm Nhà máy chế biến mủ cao su APT của Công ty này tại xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy vì gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời yêu cầu Công ty khắc phục tồn tại, hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật về môi trường, tài nguyên nước; dừng xả nước thải ra môi trường; không được đưa Nhà máy vào hoạt động sản xuất khi chưa được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.
Nhằm giúp bà con dân tộc thiểu số sinh sống gần khu vực vùng đệm thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray sớm thoát nghèo bền vững, huyện Sa Thầy (Kon Tum) đã triển khai trồng 20 ha sa nhân tím cho 10 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thôn Bar Gốc, xã Sa Sơn.
Tỉnh Kon Tum có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Kon Tum) và 9 huyện (Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông và Ia H'Drai).
Sa Thầy là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum, toàn huyện có 10 xã, trong đó 3 xã đăng ký xã điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020. Đến cuối năm 2016, huyện Sa Thầy đã có xã Sa Sơn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 1 xã đạt 19/19 tiêu chí, đang trình hồ sơ để tỉnh xét công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã đạt 13/19 tiêu chí, 7 xã còn lại đạt từ 4 đến 7 tiêu chí.