Giữ nghề truyền thống
Những ngày này, nhà chị H’Mai ở bon Tinh Wel Đơm, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) luôn tấp nập người ra vào đặt mua rượu cần đón tết. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã được mẹ và bà chỉ cho các quy trình, “bí kíp” làm nên một ché rượu cần ngon.
Lúc đầu chỉ làm phục vụ trong sinh hoạt gia đình, dần dà chị làm với số lượng lớn để bán cho những ai có nhu cầu. Theo chị H’Mai, để làm ra được một ché rượu cần ngon bao gồm nhiều công đoạn. Chất lượng của rượu cần phụ thuộc vào khâu đầu tiên là men rượu. Để có được men rượu ngon, thì chị phải lên rừng tìm lá, rễ cây để ủ men. Những thứ này cùng với củ gừng, riềng xắt nhỏ, phơi khô, giã mịn, trộn với bột gạo và vỏ trấu, đánh thành bánh, phơi khô, cầm trong tay cảm giác nhẹ, xốp là tốt.
Gạo nếp, sắn, bắp… được nấu chín, làm tơi ra để nguội. Men rượu giã nhỏ, trộn đều với nếp, qua một đêm, mở ra thấy có mùi thơm ngào ngạt thì cho vào ché, lấy lá chuối khô đậy lại rồi mang đi ủ. Khoảng một tháng sau là rượu chín, nhưng để càng lâu thì càng thơm ngon, nước rượu càng ngọt, nồng chứ không bị chua hay đắng. Những ché rượu cần do chính tay chị ủ có hương vị đậm đà, cay cay ở đầu môi và ngọt ngào khi thưởng thức nên được mọi người ưa chuộng.
Cứ thế, thương hiệu “Rượu cần H’Mai” được mọi người biết đến và đặt hàng ngày càng nhiều, nhất là mùa lễ tết. Trung bình mỗi năm, gia đình chị bán gần 500 ché rượu cần. Với nhu cầu thị trường ngày càng nhiều nên vừa qua, chị đã đặt mua 300 chiếc ché ở một xưởng gốm ở Bình Dương để về ủ rượu cần theo đơn đặt hàng của khách.
Điều quan trọng là từ khi bắt đầu làm rượu cần bán ra thị trường, gia đình chị cố gắng bảo đảm chất lượng để khách hàng thấy uống ngon và thường xuyên đến mua, đặt hàng. Hiện chị dành một góc nhà để ủ những ché rượu cần đang lên men chuẩn bị bán cho khách trong dịp tết, lễ hội.
Chị H’Mai chia sẻ: “Nấu rượu cần trước hết là khôi phục nghề truyền thống của ông cha trước đây. Sau nữa, mong muốn của tôi là thương hiệu rượu cần của người Mạ được mọi người biết đến và thành lập được một làng nghề làm rượu cần truyền thống”.
Tương tự, gia đình chị Thị Ai ở bon Bu Kóh, xã Đắk R’tíh (huyện Tuy Đức) cũng tất bật ủ rượu cần bán tết từ nhiều ngày qua. Theo chị Thị Ai thì việc làm rượu cần tuy đơn giản nhưng cũng có những bí quyết riêng của nó thì sản phẩm mới ngon, thu hút khách hàng. Vì vậy, để có thứ men say của đại ngàn, vào mùa khô, chị thường lặn lội lên rừng để tìm vỏ cây về phơi khô ủ men.
Điều đáng mừng là việc nấu rượu cần bán đã mang lại cho gia đình chị thu nhập đáng kể, mà quan trọng hơn đó là gìn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Bởi trong các hoạt động lễ hội của người M’nông luôn có sự hiện diện của ché rượu cần nên chị muốn làm rượu để chính quyền, người dân địa phương tổ chức các nghi lễ đúng truyền thống, đầm ấm, đoàn kết.
Hiện tại, chị đang làm thủ tục đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm ruợu cần. Chị Thị Ai tâm sự: “Lâu nay, đồng bào mình chỉ xem rượu cần như là một thức uống dành cho mùa lễ hội, chứ không hề nghĩ đến chuyện kinh doanh. Vì thế, việc ủ rượu cần để bán cho những ai có nhu cầu thì cũng chỉ với mục đích gìn giữ được “hồn cốt” của dân tộc”.
Góp phần làm nên văn hóa rượu cần
Không chỉ có gia đình chị H’Mai, Thị Ai… mà còn có khá nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở các bon làng trên địa bàn tỉnh tự làm rượu cần bán, kiếm thêm thu nhập và bước đầu tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy chưa tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng, nhưng nhờ cách ủ truyền thống cùng với men rượu đặc trưng nên rượu cần của bà con rất được khách hàng gần xa ưa chuộng. Do đó, vào các dịp lễ hội, tết đến xuân về thì thị trường rượu cần lại càng nhộn nhịp, nhiều gia đình, cơ quan, đơn vị đặt mua làm quà biếu, vui xuân đón tết.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông thì từ lâu, ché rượu cần đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Điều phấn khởi là, những năm gần đây, tiếng vang của rượu cần Tây Nguyên nói chung và rượu cần của các dân tộc ở Đắk Nông được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến. Bởi vì, tại các hội thi, hội diễn hay liên hoan văn hóa, văn nghệ toàn quốc, hình ảnh rượu cần và ché rượu làm quà luôn có mặt, góp phần quảng bá văn hóa rượu cần đến bạn bè gần xa.
Những ngày này, nhà chị H’Mai ở bon Tinh Wel Đơm, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) luôn tấp nập người ra vào đặt mua rượu cần đón tết. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã được mẹ và bà chỉ cho các quy trình, “bí kíp” làm nên một ché rượu cần ngon.
Chị H’Mai ở bon Tinh Wel Đơm, xã Đắk Nia ủ hàng trăm ché rượu cần để bán trong dịp tết |
Gạo nếp, sắn, bắp… được nấu chín, làm tơi ra để nguội. Men rượu giã nhỏ, trộn đều với nếp, qua một đêm, mở ra thấy có mùi thơm ngào ngạt thì cho vào ché, lấy lá chuối khô đậy lại rồi mang đi ủ. Khoảng một tháng sau là rượu chín, nhưng để càng lâu thì càng thơm ngon, nước rượu càng ngọt, nồng chứ không bị chua hay đắng. Những ché rượu cần do chính tay chị ủ có hương vị đậm đà, cay cay ở đầu môi và ngọt ngào khi thưởng thức nên được mọi người ưa chuộng.
Cứ thế, thương hiệu “Rượu cần H’Mai” được mọi người biết đến và đặt hàng ngày càng nhiều, nhất là mùa lễ tết. Trung bình mỗi năm, gia đình chị bán gần 500 ché rượu cần. Với nhu cầu thị trường ngày càng nhiều nên vừa qua, chị đã đặt mua 300 chiếc ché ở một xưởng gốm ở Bình Dương để về ủ rượu cần theo đơn đặt hàng của khách.
Điều quan trọng là từ khi bắt đầu làm rượu cần bán ra thị trường, gia đình chị cố gắng bảo đảm chất lượng để khách hàng thấy uống ngon và thường xuyên đến mua, đặt hàng. Hiện chị dành một góc nhà để ủ những ché rượu cần đang lên men chuẩn bị bán cho khách trong dịp tết, lễ hội.
Chị H’Mai chia sẻ: “Nấu rượu cần trước hết là khôi phục nghề truyền thống của ông cha trước đây. Sau nữa, mong muốn của tôi là thương hiệu rượu cần của người Mạ được mọi người biết đến và thành lập được một làng nghề làm rượu cần truyền thống”.
Tương tự, gia đình chị Thị Ai ở bon Bu Kóh, xã Đắk R’tíh (huyện Tuy Đức) cũng tất bật ủ rượu cần bán tết từ nhiều ngày qua. Theo chị Thị Ai thì việc làm rượu cần tuy đơn giản nhưng cũng có những bí quyết riêng của nó thì sản phẩm mới ngon, thu hút khách hàng. Vì vậy, để có thứ men say của đại ngàn, vào mùa khô, chị thường lặn lội lên rừng để tìm vỏ cây về phơi khô ủ men.
Điều đáng mừng là việc nấu rượu cần bán đã mang lại cho gia đình chị thu nhập đáng kể, mà quan trọng hơn đó là gìn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Bởi trong các hoạt động lễ hội của người M’nông luôn có sự hiện diện của ché rượu cần nên chị muốn làm rượu để chính quyền, người dân địa phương tổ chức các nghi lễ đúng truyền thống, đầm ấm, đoàn kết.
Hiện tại, chị đang làm thủ tục đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm ruợu cần. Chị Thị Ai tâm sự: “Lâu nay, đồng bào mình chỉ xem rượu cần như là một thức uống dành cho mùa lễ hội, chứ không hề nghĩ đến chuyện kinh doanh. Vì thế, việc ủ rượu cần để bán cho những ai có nhu cầu thì cũng chỉ với mục đích gìn giữ được “hồn cốt” của dân tộc”.
Góp phần làm nên văn hóa rượu cần
Không chỉ có gia đình chị H’Mai, Thị Ai… mà còn có khá nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở các bon làng trên địa bàn tỉnh tự làm rượu cần bán, kiếm thêm thu nhập và bước đầu tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy chưa tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng, nhưng nhờ cách ủ truyền thống cùng với men rượu đặc trưng nên rượu cần của bà con rất được khách hàng gần xa ưa chuộng. Do đó, vào các dịp lễ hội, tết đến xuân về thì thị trường rượu cần lại càng nhộn nhịp, nhiều gia đình, cơ quan, đơn vị đặt mua làm quà biếu, vui xuân đón tết.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông thì từ lâu, ché rượu cần đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Điều phấn khởi là, những năm gần đây, tiếng vang của rượu cần Tây Nguyên nói chung và rượu cần của các dân tộc ở Đắk Nông được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến. Bởi vì, tại các hội thi, hội diễn hay liên hoan văn hóa, văn nghệ toàn quốc, hình ảnh rượu cần và ché rượu làm quà luôn có mặt, góp phần quảng bá văn hóa rượu cần đến bạn bè gần xa.
Báo Đắk Nông