Rộn ràng múa Lân Sư Rồng ngày xuân

Theo quan niệm dân gian, hình ảnh Lân Sư Rồng tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và mang đến nhiều niềm vui trong năm mới. Mỗi dịp Tết đến xuân về, tiếng trống múa Lân Sư Rồng lại làm nức lòng người dân. Tại tỉnh Vĩnh Long, phong trào luyện tập và biểu diễn múa lân duy trì và phát triển trong nhiều năm qua góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân, đóng góp vào việc duy trì, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống.

vna_potal_vinh_long_ron_rang_mua_lan_su_rong_ngay_xuan_7222164.jpg
Biểu diễn Lân Sư Rồng cầu chúc may mắn trong năm mới. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

*Mang may mắn đến mọi nhà

Múa Lân Sư Rồng trong các dịp lễ hội hay Tết cổ truyền của dân tộc là một trong những loại hình nghệ thuật văn hóa lâu đời được người dân giữ gìn và phát huy. Tết đến nếu chỉ có mai vàng, bánh mứt mà không có tiếng trống Lân Sư Rồng thì ngày tết như chưa trọn vẹn. Có múa Lân là có không khí rộn rã của mùa Xuân.

Việc phục vụ xuân của các đoàn Lân Sư Rồng thường bắt đầu vào cao điểm từ khoảng giáp Tết cho đến hết tháng giêng. Một bài múa thành công ngoài sự rộn rã vui tươi còn phải có ý nghĩa chúc phồn vinh, may mắn, an khang thịnh vượng. Theo đó, các đoàn sẽ múa các bài trống hội, chào mừng, khai trương, múa rồng… với ý nghĩa xua đuổi tà khí, mang đến điềm lành, mong cầu may mắn và bình an cho gia chủ. Múa Lân Sư Rông mang lại không khí lễ hội tươi vui, tưng bừng và tiếng cười rộn rã trong năm mới.

vna_potal_vinh_long_ron_rang_mua_lan_su_rong_ngay_xuan_7222156.jpg
Múa Lân Sư Rồng mang đến niềm vui và tiếng cười cho các em nhỏ mỗi dịp Tết đến. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Anh Cao Văn Tâm - Trưởng đoàn Lân Sư Rồng Chùa bà Thiên Hậu (phường 1, thành phố Vĩnh Long) cho biết, theo thông lệ mỗi năm, đoàn sẽ tổ chức nghi thức "khai quang, điểm nhãn" cho Lân để chuẩn bị chương trình phục vụ dịp Tết. Trong đó, những chú lân khi mới được các nghệ nhân chế tạo bao giờ cũng được chừa lại hai con mắt để sau khi tới chùa hoặc thắp hương cúng trước bàn thờ sư tổ mới được dùng rượu Châu Sa vẽ mắt “điểm nhãn” và “khai quang“. “Con Lân mới làm về nó không có chủ, con Lân của đoàn nào thì chịu sự quản lý của đoàn đó, nên mình thực hiện nghi thức này để cho con Lân có người dẫn dắt, từ đó đem những màn biểu diễn đẹp mắt mang niềm vui, may mắn và cầu chúc cho mọi người một năm mới ăn nên làm ra”.

Các tiết mục múa Lân Sư Rồng đặc sắc trong ngày Tết thường là long song hỷ, gồm 2 con lân biểu diễn, thể hiện sự hài hòa, trời đất dung hợp với ý nghĩa “thiên thời địa lợi nhân hòa”; múa tam tinh là màn kết hợp của 3 con lân đại diện cho 3 vị Phúc Lộc Thọ mang theo điều cầu nguyện tốt lành, an yên trong năm mới. Đặc sắc nhất phải kể đến tiết mục múa mai hoa thung, hái lộc. Lân sẽ trèo lên cột và biểu diễn, cột càng cao thì độ khó, độ nguy hiểm càng nhiều hơn. Mỗi tiết mục múa Lân Sư Rồng đều đòi hỏi sự dẻo dai, kỹ thuật nên cần thời gian tập luyện rất công phu. Ngày Tết, khi mọi người sum vầy, các thành viên đội lân vẫn miệt mài với những màn trình diễn hấp dẫn, mang đến những tiếng cười giòn giã cho các em thiếu nhi và niềm tin, kỳ vọng vào năm mới vạn sự tốt lành cho người dân.

vna_potal_vinh_long_ron_rang_mua_lan_su_rong_ngay_xuan_7222159.jpg
Nội dung múa Lân địa bửu ngày càng được đầu tư về kỹ thuật và nội dung. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Anh Trương Thành An - thành viên đoàn Lân Sư Rồng Chùa bà Thiên Hậu chia sẻ: “Mình múa Lân đến nay cũng 11 năm rồi. Lúc nhỏ nghe tiếng trống múa Lân mỗi dịp Tết thì thích lắm, nên theo đuổi học tập để múa. Ban đầu tập luyện cũng vất vả, hay bị thương nhưng vì đam mê nên cố gắng để ngày càng hoàn thiện các kỹ thuật múa. Mỗi dịp lễ Tết tham gia múa Lân được bà con cỗ vũ thì mình cũng phấn khởi. Những tràng vỗ tay khích lệ của khán giả là động lực và niềm vui để các thành viên đoàn cố gắng nhiều hơn nữa”.

*Nâng tầm nghệ thuật múa Lân Sư Rồng

Tại tỉnh Vĩnh Long, thời gian qua, phong trào tập luyện, biểu diễn và thi múa Lân Sư Rồng được những đội lân duy trì, phát triển. Mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh việc biểu diễn chúc Tết cho người dân, các đoàn còn tham gia thi đấu để giới thiệu đến người dân những tiết mục múa Lân Sư Rồng hấp dẫn, đầu tư công phu, thể hiện trình độ biểu diễn ngày càng cao.

Dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Giải Vô địch Lân Sư Rồng với sự tham gia của 18 câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh. Với sự chuyên nghiệp và đầu tư công phu, giải đấu luôn nhận được sự quan tâm và cỗ vũ của đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh. Tại hội thi, các đội đã trình bày những tiết mục múa rồng, múa lân địa bửu và biểu diễn lân lên mai hoa thung với những kỹ thuật có độ khó cao, kèm theo đó là những câu chuyện trong mỗi tiết mục. Mỗi bài dự thi đã mang đến màn trình diễn chất lượng, khiến nhiều khán giả trầm trồ thán phục.

vna_potal_vinh_long_ron_rang_mua_lan_su_rong_ngay_xuan_7222161.jpg
Tiết mục biểu diễn Lân Sư Rồng chào mừng năm mới trong chương trình văn nghệ đặc biệt chào đón giao thừa Xuân Giáp Thìn tại tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Anh Nguyễn Chung Việt – thành viên đội lân Hào Nhựt (phường 1, thành phố vĩnh Long) cho biết, đoàn lân thành lập được 11 năm với hầu hết các thành là những bạn trẻ từ 12 đến 24 tuổi. Để có được những tiết mục dự thi chất lượng, các thành viên đã có thời gian dài miệt mài luyện tập, học hỏi. Trong thời gian qua, đoàn tham gia nhiều giải đấu tại địa phương và các tỉnh, thành phố và đã giành được nhiều kết quả khả quan. Những giải đấu với sự tham gia của nhiều đoàn đã giúp các thành viên được cọ xát, học hỏi nhiều kinh nghiệm và nhất là thêm yêu và gắn bó với bộ môn này.

“Múa lân địa bửu đòi hỏi phải có động tác, bộ pháo chắc chắn, múa lân trên mai hoa thung thì 2 người phải hiểu ý với nhau, kỹ thuật vững mới không bị chấn thương, còn múa rồng thì 9 người kết hợp với nhau phải có sự ăn ý, hòa làm 1 nên đòi hỏi tính tập thể mới có thể múa tốt. Thời gian đầu tập luyện thì rất khó khăn, đặc biệt đòi hỏi thể lực cao, nên với các em nhỏ thì rất khó, phải rèn luyện nhiều mới thành thục”, anh Nguyễn Chung Việt chia sẻ.

Đến xem hội thi múa Lân Sư Rồng, em Nguyễn Công Triết (phường 4, thành phố Vĩnh Long) hào hứng chia sẻ: “Bình thường em rất thích múa lân nên có xem và tìm hiểu kỹ thuật. Hôm nay đến với hội thi đã được xem các đội trình diễn rất sôi động, được đầu tư bày bản, công phu nên thấy rất hấp dẫn. Năm mới được xem múa lân như vầy thì thấy rất vui tươi, rộn ràng”.

vna_potal_vinh_long_ron_rang_mua_lan_su_rong_ngay_xuan_7222160.jpg
Múa Lân trên mai hoa thung luôn đòi hỏi sự hợp tác ăn ý và kỹ thuật khéo léo của 2 người. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Ông Nguyễn Phan Tánh Anh - Tổng trọng tài Giải vô địch Lân Sư Rồng tỉnh Vĩnh Long năm 2024 nhận định, đến với cuộc thi năm nay, các đội đã trang bị và tập luyện rất chỉn chu, thể hiện được hình thái và cốt truyện của các bài thi đấu. Trình độ của các vận động viên đã có sự phát triển về tấn, pháp cũng như là kết cấu bài dự thi, cũng có câu chuyện và đầu tư nhiều hơn cho bài biểu diễn.

Theo ông Nguyễn Phan Tánh Anh, biểu diễn Lân Sư Rồng là loại hình nghệ thuật dân gian đang được các đoàn bảo tồn và phát triển. Để biểu diễn một tiết mục hay và đẹp mắt thì đòi hỏi vận động viên phải thể hiện được hình thái và hỉ, nộ, ái, ố của con lân, vận động viên phải thể hiện được các động tác có kỹ thuật linh hoạt và độ khó cao. Việc biểu diễn và thi đấu mỗi dịp lễ, Tết là cơ hội để các đội cọ xát, học hỏi kỹ thuật để ngày càng chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, các vận động viên biểu diễn Lân Sư Rồng là người truyền tải được nét đẹp văn hóa, qua những bài múa đặc sắc như song lân chúc xuân, lân hái lộc trên cây cao... đã góp phần mang đến niềm vui và niềm tin thịnh vượng cho người dân trong năm mới.

Lê Thúy Hằng

Có thể bạn quan tâm

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, năm 2025, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các dự án bảo tồn, trùng tu, phục hồi các công trình thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế góp phần từng bước lấy lại diện mạo của Kinh đô xưa. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch di sản của thành phố.

Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2025, trao Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 và Lễ kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn Năm 2024.

 Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Mỗi khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu…

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Ngày 11/1, tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, UBND huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã tổ chức Lễ hội Gầu Tào, đây là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, đặc sắc với nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông Hòa Bình. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, nhà rông được xem như “trái tim” của cả ngôi làng. Với yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng, đời sống, nhà rông luôn được đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn nhằm phát huy các giá trị truyền thống, tạo nên không gian văn hóa mang nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Ngày 8/1, UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết số 455/NQ-HĐND ngày 11/5/2021 của HĐND tỉnh Hòa Bình, có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo" năm 2025. Đây là hoạt động thường niên do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức, thể hiện sự đoàn kết, tương thân, tương ái, chung tay góp phần tiếp nối và phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, chia sẻ tinh thần đón Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 ấm áp nghĩa tình, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp.

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Ngày 5/1, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Việt Nam”, với sự tham gia của 58 nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo đại biểu Trung ương, địa phương.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Tối 4/1, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”. Chương trình được tổ chức nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo của họ, ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra chương trình đặc biệt Quà tặng của nhân gian, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước. Chương trình kéo dài đến hết ngày 5/1.

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2025”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc và thu hút đông đảo khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 đến 31/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của các dân tộc.

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê là một gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. Với tấm lòng nhiệt huyết, bà đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc truyền dạy ngôn ngữ Sán Dìu, tiếng hát Soọng Cô cho thế hệ trẻ.