Dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, được UBND tỉnh Quảng Trị tạm ứng 8 tỷ đồng để trữ hàng bình ổn giá. Công ty đã và đang tổ chức bán hàng bình ổn giá ở nhiều địa phương; trong đó tập trung ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.
Tại huyện miền núi Hướng Hóa, địa phương có đông đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô sinh sống, để tạo thuận lợi cho người dân mua hàng bình ổn giá, công ty tổ chức bán hàng tại hàng chục điểm cố định và lưu động. Hộ chị Hồ Thị Tâm, thôn Kỳ Rĩ, xã A Xing, huyện miền núi Hướng Hóa có 4 nhân khẩu. Để chuẩn bị cho Tết, chị Tâm đến điểm bán hàng bình ổn giá trước trụ sở UBND xã A Xing, do Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị tổ chức, để mua hạt dưa, bánh kẹo, mứt...
Chị Tâm cho biết, bà con quan tâm nhất là giá cả rồi đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Các mặt hàng bình ổn giá năm nay rất phong phú nên người dân có nhiều lựa chọn, giá lại thấp hơn so với thị trường 10 - 20% nên bà con mua nhiều hơn, đầy đủ hơn.
Ở vùng miền núi, Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị tổ chức bán hàng bình ổn giá tại 7 xã của huyện Hướng Hóa, 9 xã của huyện Đakrông và ở các địa phương khác.
Còn một tuần nữa mới đến Tết nhưng hàng trăm hộ ở vùng miền núi tỉnh Quảng Trị, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, đã sớm tiếp cận và mua được hàng hóa bình ổn giá. Theo đại diện Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, tổng giá trị hàng bình ổn giá của công ty là trên 30 tỷ đồng. Các mặt hàng bình ổn giá của công ty đảm bảo chất lượng, đẹp về mẫu mã. Bên cạnh các mặt hàng thiết yếu như: hạt dưa, mứt gừng, bánh kẹo... công ty còn chú trọng bán thịt lợn, thịt bò bình ổn giá.
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Sài Gòn - Đông Hà cũng được UBND tỉnh Quảng Trị tạm ứng 12 tỷ đồng để bán hàng bình ổn giá giá dịp Tết; trong đó tập trung đưa hàng bình ổn giá về vùng nông thôn phục vụ người dân.
Theo ghi nhận tại các siêu thị, chợ, điểm bán hàng Tết ở Quảng Trị, sức mua đang tăng dần nhưng không có tình trạng tăng giá đột biến, hàng hóa thiết yếu đảm bảo cung ứng kịp thời.
Dịp trước, trong và sau Tết, lực lượng liên ngành của tỉnh Quảng Trị tăng cường kiểm tra tại các chợ, siêu thị, điểm bán hàng về điều kiện kinh doanh, niêm yết giá, nguồn gốc hàng hóa; đồng thời tập trung lực lượng chống hàng giả, hàng cấm, hàng không đảm bảo chất lượng, gian lận thương mại và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại tỉnh Lâm Đồng, thực hiện Kế hoạch số 614 của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương, ngành công thương và những siêu thị lớn trên địa bàn đã triển khai phương án, chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hoá và các biện pháp bình ổn các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng và Tết Nguyên đán.
Đặc biệt, 4 nhóm hàng thiết yếu được tỉnh Lâm Đồng xác định cần bình ổn thị trường gồm: nhóm lương thực, nhóm thực phẩm, nhóm thực phẩm tươi sống và nhóm xăng dầu. Dự báo khách du lịch sẽ đến với Đà Lạt trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao; nhu cầu mua sắm của nhân dân địa phương tăng do giá cà phê cao và sản xuất nông nghiệp khởi sắc nên nhu cầu tiêu dùng hàng hoá phục vụ tết tại địa phương này sẽ tăng khoảng từ 5- 20%.
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hoá, giá trị dự trữ cho 3 nhóm hàng chính gồm lương thực, thực phẩm, thực phẩm tươi sống là 1.363 tỷ đồng; trong đó, nhóm lương thực 28 tỷ đồng với các mặt hàng như gạo, nếp, đậu xanh. Nhóm thực phẩm tươi sống 1.055 tỷ đồng với các mặt hàng muối, đường, lạp xưởng, giò chả, thịt nguội, xúc xích, bánh, mứt, kẹo, hạt các loại…Nhóm thực phẩm tươi sống dự trữ khoảng 280 tỷ đồng với các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, cá-tôm, thực phẩm đông lạnh, rau củ quả, trái cây…
Tham gia đăng ký bán hàng bình ổn thị trường gồm có 3 đơn vị là chi nhánh Công ty cổ phần Espace Business Huế tại thành phố Đà Lạt (Siêu thị Big C Đà Lạt), Công ty TNHH Sài Gòn Coop Bảo Lộc (Siêu thị Coop Bảo Lộc) và Công ty cổ phần thương mại Lâm Đồng. Các mặt hàng bình ổn thị trường sẽ được các doanh nghiệp bán giá ổn định trong thời gian từ 16/1- 31/3, tức từ ngày 30 tháng chạp đến ngày 15 tháng 2 năm Mậu Tuất.
Cũng trong tháng 1 và tháng 2/2018, Công ty TNHH Sài Gòn Coop Bảo Lộc sẽ tổ chức các chuyến bán hàng về nông thôn tại 4 xã của các huyện Di Linh, Bảo Lâm, và thành phố Bảo Lộc. Các mặt hàng đưa về phục vụ nhân dân nông thôn gồm thực phẩm công nghệ, hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình và quần áo may sẵn.
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cũng áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký tham gia bình ổn thị trường; tổ chức các chuyến bán hàng về vùng sâu, vùng xa 70% chi phí vận chuyển hàng hoá, chi phí nhân công thực hiện bán hàng; hỗ trợ 100% lãi xuất vay vốn cho doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.
Tại huyện miền núi Hướng Hóa, địa phương có đông đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô sinh sống, để tạo thuận lợi cho người dân mua hàng bình ổn giá, công ty tổ chức bán hàng tại hàng chục điểm cố định và lưu động. Hộ chị Hồ Thị Tâm, thôn Kỳ Rĩ, xã A Xing, huyện miền núi Hướng Hóa có 4 nhân khẩu. Để chuẩn bị cho Tết, chị Tâm đến điểm bán hàng bình ổn giá trước trụ sở UBND xã A Xing, do Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị tổ chức, để mua hạt dưa, bánh kẹo, mứt...
Chị Tâm cho biết, bà con quan tâm nhất là giá cả rồi đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Các mặt hàng bình ổn giá năm nay rất phong phú nên người dân có nhiều lựa chọn, giá lại thấp hơn so với thị trường 10 - 20% nên bà con mua nhiều hơn, đầy đủ hơn.
Ở vùng miền núi, Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị tổ chức bán hàng bình ổn giá tại 7 xã của huyện Hướng Hóa, 9 xã của huyện Đakrông và ở các địa phương khác.
Điểm bán hàng bình ổn giá xã A Xing, huyện Hướng Hóa. Ảnh: Nguyên Lý - TTXVN. |
Còn một tuần nữa mới đến Tết nhưng hàng trăm hộ ở vùng miền núi tỉnh Quảng Trị, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, đã sớm tiếp cận và mua được hàng hóa bình ổn giá. Theo đại diện Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, tổng giá trị hàng bình ổn giá của công ty là trên 30 tỷ đồng. Các mặt hàng bình ổn giá của công ty đảm bảo chất lượng, đẹp về mẫu mã. Bên cạnh các mặt hàng thiết yếu như: hạt dưa, mứt gừng, bánh kẹo... công ty còn chú trọng bán thịt lợn, thịt bò bình ổn giá.
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Sài Gòn - Đông Hà cũng được UBND tỉnh Quảng Trị tạm ứng 12 tỷ đồng để bán hàng bình ổn giá giá dịp Tết; trong đó tập trung đưa hàng bình ổn giá về vùng nông thôn phục vụ người dân.
Theo ghi nhận tại các siêu thị, chợ, điểm bán hàng Tết ở Quảng Trị, sức mua đang tăng dần nhưng không có tình trạng tăng giá đột biến, hàng hóa thiết yếu đảm bảo cung ứng kịp thời.
Dịp trước, trong và sau Tết, lực lượng liên ngành của tỉnh Quảng Trị tăng cường kiểm tra tại các chợ, siêu thị, điểm bán hàng về điều kiện kinh doanh, niêm yết giá, nguồn gốc hàng hóa; đồng thời tập trung lực lượng chống hàng giả, hàng cấm, hàng không đảm bảo chất lượng, gian lận thương mại và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại tỉnh Lâm Đồng, thực hiện Kế hoạch số 614 của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương, ngành công thương và những siêu thị lớn trên địa bàn đã triển khai phương án, chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hoá và các biện pháp bình ổn các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng và Tết Nguyên đán.
Đặc biệt, 4 nhóm hàng thiết yếu được tỉnh Lâm Đồng xác định cần bình ổn thị trường gồm: nhóm lương thực, nhóm thực phẩm, nhóm thực phẩm tươi sống và nhóm xăng dầu. Dự báo khách du lịch sẽ đến với Đà Lạt trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao; nhu cầu mua sắm của nhân dân địa phương tăng do giá cà phê cao và sản xuất nông nghiệp khởi sắc nên nhu cầu tiêu dùng hàng hoá phục vụ tết tại địa phương này sẽ tăng khoảng từ 5- 20%.
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hoá, giá trị dự trữ cho 3 nhóm hàng chính gồm lương thực, thực phẩm, thực phẩm tươi sống là 1.363 tỷ đồng; trong đó, nhóm lương thực 28 tỷ đồng với các mặt hàng như gạo, nếp, đậu xanh. Nhóm thực phẩm tươi sống 1.055 tỷ đồng với các mặt hàng muối, đường, lạp xưởng, giò chả, thịt nguội, xúc xích, bánh, mứt, kẹo, hạt các loại…Nhóm thực phẩm tươi sống dự trữ khoảng 280 tỷ đồng với các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, cá-tôm, thực phẩm đông lạnh, rau củ quả, trái cây…
Tham gia đăng ký bán hàng bình ổn thị trường gồm có 3 đơn vị là chi nhánh Công ty cổ phần Espace Business Huế tại thành phố Đà Lạt (Siêu thị Big C Đà Lạt), Công ty TNHH Sài Gòn Coop Bảo Lộc (Siêu thị Coop Bảo Lộc) và Công ty cổ phần thương mại Lâm Đồng. Các mặt hàng bình ổn thị trường sẽ được các doanh nghiệp bán giá ổn định trong thời gian từ 16/1- 31/3, tức từ ngày 30 tháng chạp đến ngày 15 tháng 2 năm Mậu Tuất.
Cũng trong tháng 1 và tháng 2/2018, Công ty TNHH Sài Gòn Coop Bảo Lộc sẽ tổ chức các chuyến bán hàng về nông thôn tại 4 xã của các huyện Di Linh, Bảo Lâm, và thành phố Bảo Lộc. Các mặt hàng đưa về phục vụ nhân dân nông thôn gồm thực phẩm công nghệ, hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình và quần áo may sẵn.
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cũng áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký tham gia bình ổn thị trường; tổ chức các chuyến bán hàng về vùng sâu, vùng xa 70% chi phí vận chuyển hàng hoá, chi phí nhân công thực hiện bán hàng; hỗ trợ 100% lãi xuất vay vốn cho doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.
Nguyên Lý - Chu Quốc Hùng