Với lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, trải qua hàng chục năm gắn bó với vùng miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, nhiều y, bác sỹ đã hết lòng vì công việc, vì người bệnh. Những đóng góp của họ đã góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.
Đông đảo cử tri tỉnh Yên Bái rất quan tâm và đánh giá cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Đặc biệt là những nội dung chất vấn thuộc lĩnh vực của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phản ánh sát với diễn biến thực tế đời sống và tâm tư, nguyện vọng của nhiều cử tri, nhất là cử tri đồng bào vùng sâu, vùng xa.
Ngày 9/7, Bộ Y tế, Ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Giang, nhóm thiện nguyện Tâm An Charity, Bệnh viện E (Hà Nội), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng một số tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đã tổ chức chương trình "Dấu chân hòa bình" thực hiện khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc và tặng quà nhân dân xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Ngày 27/3, do ảnh hưởng của hội tụ gió, địa bàn huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) đã xảy ra mưa to, gió lốc nhiều giờ liên tục, làm tốc mái nhiều nhà ở của nhân dân.
Do thời tiết ít mưa, nước ở các suối, khe, hồ thủy lợi cạn kiệt đã làm hàng trăm ha lúa, hoa màu ở các địa phương vùng cao tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng và hàng nghìn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Hạn hán kéo dài đang tác động nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhiều trường học, cơ sở y tế và hộ dân nơi đây.
Ngày 19/2, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đồng loạt giảm xuống thấp, nhiều địa phương có mưa đã dẫn tới thời tiết khá rét buốt. Để hạn chế thiệt hại do thời tiết mang lại, nhiều người dân ở vùng cao Lào Cai đã chủ động đưa đàn gia súc của gia đình xuống các vùng thấp để chăn thả và tránh rét.
Hiện nay trên địa bàn xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), có 4/17 xóm (khoảng 400 hộ dân) đang sống trong tình trạng thiếu điện trầm trọng. Nguyên do đường tải điện xuống cấp, các trạm biến áp thiếu và yếu, dẫn đến tình trạng nguồn điện không đủ đáp ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Hơn 120 hộ dân với khoảng 550 nhân khẩu tại xóm Đồi 2, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, đang thiếu nước sạch trầm trọng. Các hộ chật vật từng ngày tìm đủ mọi cách để có nước sinh hoạt phục vụ đời sống.
Những năm gần đây, nhiều người dân huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được hướng đi mới trong phát triển kinh tế, đó là thực hiện mô hình trồng cây gai xanh. Hiện cây gai xanh đang là cây chủ lực trong phát triển sản xuất của người dân với thu nhập khoảng 80 triệu/ha/vụ, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Thạc sĩ, bác sỹ Vũ Giang An, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết, năm 2020, Bệnh viện là một trong những bệnh viện tuyến huyện tham gia Đề án Khám, chữa bệnh từ xa- Telehealth của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Yên Thượng là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (xã 135) của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như trồng cam, mía, bưởi... Hiện nay, hơn 600 hộ dân (khoảng 2.600 nhân khẩu) trên địa bàn xã đang thiếu nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh.
Theo ông Đào Đức Thụy, Giám đốc Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Điện Biên, trong 2 ngày 28 và 29/12, tỉnh Điện Biên đã xảy ra rét đậm, rét hại ở vùng cao. Trong ngày 30/12, không khí lạnh có cường độ mạnh được tăng lên, rét đậm, rét hại tiếp tục xảy ra ở một số nơi, đợt rét đậm rét hại này có khả năng kéo dài đến ngày 4/1/2019, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 7 đến 9 độ C; vùng núi cao nhiệt độ giảm sâu xuống từ 3 đến 5 độ C, có nơi dưới 3 độ C; đặc biệt tại một số nơi vùng núi cao như đèo Pha Đin (huyện Tuần Giáo), vùng núi cao của các huyện Điện Biên Đông, Tủa Chùa nền nhiệt giảm sâu, có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
Dù chưa trải qua một lớp đào tạo về chế tạo cơ khí nhưng từ thực tế cuộc sống cùng với niềm đam mê sáng tạo, lão nông Thái Văn Âu (60 tuổi, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đã sáng chế, cải tiến thành công nhiều loại máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân vùng cao.
Nhiều năm qua, nguồn vốn từ Chương trình 135 đã góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân vùng cao Yên Bái, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái từng bước được cải thiện, làm thay đổi diện mạo các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện dân vận khéo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân vùng cao Yên Bái.
Người dân sinh sống ở vùng miền núi, vùng biên giới ở tỉnh Quảng Trị đã và đang tiếp cận và mua được hàng bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.