Thanh trà, hay còn gọi là chanh trà hoặc sơn trà, là một loại quả đặc sản vùng Vĩnh Long chín rộ vào khoảng tháng ba, tháng tư hàng năm. Ngoài công dụng chế biến thành nhiều món ngon thanh trà còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hữu hiệu.
Đặc tính của thanh trà
Thanh trà là cây thuộc họ Cam quýt (Rutaceae) có tên khoa học là Citrus grandis (L). Osbeck. Loại cây này thường được trồng dọc bờ sông Hương, sông Bồ ..., là những vùng đất được phù sa bồi tụ hàng năm, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ.
Khi chín, thanh trà có vỏ màu cam bóng láng, cơm mềm, vị chua ngọt rất hấp dẫn. Tép của nó không to, có màu trắng ngà, dù có bổ đứt ra nhưng tép nước vẫn không tứa ra nước.
Thanh trà sau khi thu hoạch có thể để trên một tháng nhưng chất lượng vẫn không thay đổi. Nhờ có đặc điểm ít nước mà Thanh trà để dài ngày ít bị hư hỏng, phân hủy hơn các loại quả bưởi có nhiều nước. Với ưu thế màu sắc, mùi vị, nhiều người cho rằng, kể cả chưa nhìn thấy, chưa thưởng thức được trái thanh trà thì chỉ “nghe thôi đã thấy lòng mình dịu mát”.
Tác dụng chữa bệnh của Thanh trà
Về tác dụng đối với sức khỏe, đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả Thanh trà đều có tác dụng riêng. Cơm Thanh trà có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hóa đàm, trị ho, lý khí, giảm đau.
Ngoài ra, chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và trị cảm cúm, có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúp cho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa những tai biến do vỡ các mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp.
Một số người còn dùng vỏ ngoài quả Thanh trà xoa lên da đầu để kích thích lỗ chân lông phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc.
Hạt Thanh trà có vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị bẹn, sa đì. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoại huyết, tiêu sưng, tiêu viêm
Theo y học hiện đại, nước của trái cây Thanh trà có chứa thành phần tựa như insulin giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp. Kiểm chứng thực tế cho thấy ăn Thanh trà đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống được tiểu đường.
Thanh trà cũng có công dụng làm giảm insulin làm cho cơ thể không cảm thấy đói vì lượng insulin cao sẽ kích thích vùng não gây cảm giác đói. Riêng những bệnh nhân đang trong quá trình uống thuốc hạ huyết áp hay thuốc giảm đau, nếu ăn Thanh trà sẽ giúp làm tăng công dụng trị bệnh của thuốc.
Thanh trà là cây thuộc họ Cam quýt (Rutaceae) có tên khoa học là Citrus grandis (L). Osbeck. Loại cây này thường được trồng dọc bờ sông Hương, sông Bồ ..., là những vùng đất được phù sa bồi tụ hàng năm, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ.
Thanh trà là một loại quả đặc sản vùng Vĩnh Long chín rộ vào khoàng tháng ba tháng tư hàng năm. |
Khi chín, thanh trà có vỏ màu cam bóng láng, cơm mềm, vị chua ngọt rất hấp dẫn. Tép của nó không to, có màu trắng ngà, dù có bổ đứt ra nhưng tép nước vẫn không tứa ra nước.
Thanh trà sau khi thu hoạch có thể để trên một tháng nhưng chất lượng vẫn không thay đổi. Nhờ có đặc điểm ít nước mà Thanh trà để dài ngày ít bị hư hỏng, phân hủy hơn các loại quả bưởi có nhiều nước. Với ưu thế màu sắc, mùi vị, nhiều người cho rằng, kể cả chưa nhìn thấy, chưa thưởng thức được trái thanh trà thì chỉ “nghe thôi đã thấy lòng mình dịu mát”.
Tác dụng chữa bệnh của Thanh trà
Về tác dụng đối với sức khỏe, đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả Thanh trà đều có tác dụng riêng. Cơm Thanh trà có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hóa đàm, trị ho, lý khí, giảm đau.
Quả thanh trà sau khi thu hoạch có thể để dài ngày, ít bị hư hỏng. |
Ngoài ra, chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và trị cảm cúm, có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúp cho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa những tai biến do vỡ các mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp.
Một số người còn dùng vỏ ngoài quả Thanh trà xoa lên da đầu để kích thích lỗ chân lông phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc.
Hạt Thanh trà có vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị bẹn, sa đì. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoại huyết, tiêu sưng, tiêu viêm
Theo y học hiện đại, nước của trái cây Thanh trà có chứa thành phần tựa như insulin giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp. Kiểm chứng thực tế cho thấy ăn Thanh trà đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống được tiểu đường.
Thanh trà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tiểu đường, cao huyết áp, trị cảm cúm... |
Theo langvietonline.vn