Qua những miền di sản Việt Bắc - Cơ hội quảng bá cho du lịch Thái Nguyên

Một góc Hồ Núi Cốc trên mảnh đất Thái Nguyên. Ảnh: Lan Anh/TTXVN
Một góc Hồ Núi Cốc trên mảnh đất Thái Nguyên. Ảnh: Lan Anh/TTXVN

Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XII sẽ diễn ra từ ngày 20-23/4 tại tỉnh Thái Nguyên. Đây là hoạt động được tổ chức luân phiên tại 6 tỉnh Việt Bắc gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Chương trình là dịp để Thái Nguyên và các tỉnh vùng Việt Bắc quảng bá về vùng đất và con người, tiềm năng cũng như các sản phẩm du lịch đến với các nhà đầu tư, du khách thập phương.

Qua những miền di sản Việt Bắc - Cơ hội quảng bá cho du lịch Thái Nguyên ảnh 1Một góc Hồ Núi Cốc trên mảnh đất Thái Nguyên. Ảnh: Lan Anh/TTXVN

Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XII – Thái Nguyên 2021 là một hoạt động thiết thực chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ các tỉnh vùng Việt Bắc, Đại hội Đảng lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026. Qua đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về miền đất, con người, tiềm năng du lịch các tỉnh vùng Việt Bắc cũng như tỉnh Thái Nguyên nhằm thu hút các nhà đầu tư đến tham quan, đầu tư phát triển du lịch. Hoạt động này còn là cầu nối giúp các doanh nghiệp du lịch, lữ hành các tỉnh Việt Bắc mở rộng liên kết, hợp tác khai thác tiềm năng sản phẩm du lịch mỗi địa phương với du lịch trong vùng và cả nước.

Thái Nguyên được biết đến là Thủ đô gió ngàn - chiến khu Việt Bắc với tiềm năng du lịch phong phú. Thái Nguyên với điểm chụm đầu của cả bốn rặng núi cánh cung đá vôi vùng Đông Bắc, khiến cho các huyện Võ Nhai, Định Hóa như một “vùng Hạ Long trên cánh đồng xanh” với những cánh rừng bạt ngàn che phủ, quanh cảnh hoang sơ, hệ thống hang động phong phú như hang Phượng Hoàng, động Người Xưa, suối Mỏ Gà…. Phía Đông của dãy Tam Đảo có tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dưới chân dãy Tam Đảo là Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc nằm liền kề với vùng chè đặc sản Tân Cương nổi tiếng.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên có kho tàng di sản văn hóa lớn với trên 1.000 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 52 di tích cấp quốc gia và 221 di tích cấp tỉnh, 17 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Trong những năm qua, Thái Nguyên chú trọng đầu tư, đưa ra nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc. Có thể kể đến nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng, nông thôn gắn với văn hóa trà đang phát huy huy hiệu quả, giúp người dân tăng thu nhập lại bảo tồn được các giá trị truyền thống như sản phẩm Không gian văn hoá Trà - vùng chè đặc sản Tân Cương, Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, Làng văn hoá dân tộc Bản Quyên…gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”.

Hiện Khu bảo tồn làng nhà sàn sinh thái Thái Hải đã được xếp hạng 4 sao trong nhóm dịch vụ du lịch nông thôn và điểm du lịch và là khu du lịch đầu tiên tại Thái Nguyên đạt chứng nhận OCOP. Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, về nguồn với trọng tâm là Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa là địa chỉ đỏ trong tour du lịch về nguồn, hàng năm đón hơn 6.000 lượt khách về dâng hương, tham quan.

Ngoài ra còn các điểm đến như Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Khu di tích lịch sử quốc gia Đại đội 915, đội 91 Bắc Thái; quần thể núi Văn, núi Võ và các đình, đền, chùa. Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá hang động mạo hiểm cũng đang dần hình thành, bước đầu thu hút du khách thập phương.

Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, những năm gần đây lượng khách du lịch đến Thái Nguyên tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân du khách đến Thái Nguyên giai đoạn 2015- 2020 đạt 15%. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành du lịch của cả nước nói chung, Thái Nguyên nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bà Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên cho biết: Chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XII có sự tham gia của các cấp, ngành từ Trung ương, hiệp hội du lịch các tỉnh, thành có ngành du lịch phát triển mạnh trên toàn quốc, các công ty lữ hành. Trong khuôn khổ chương trình diễn ra các hoạt động như chương trình khảo sát các tuyến, điểm du lịch văn hóa - lịch sử và sinh thái - nghỉ dưỡng tỉnh Thái Nguyên; tọa đàm “Hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Việt Bắc”; triển lãm ảnh giới thiệu, quảng bá du lịch 6 tỉnh Việt Bắc với chủ đề “Du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái vùng Việt Bắc”; chương trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; trình diễn trang phục dân tộc vùng Việt Bắc... Đây là dịp để Thái Nguyên và các tỉnh vùng Việt Bắc vực dậy ngành du lịch sau thời kỳ “ngủ đông” do ảnh hưởng của dịch bệnh, là dịp để quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, các sản phẩm du lịch đặc sắc đến với các nhà đầu tư và du khách thập phương.

Đặc biệt, Chương trình không chỉ khởi động cho mùa du lịch năm nay tại vùng Việt Bắc mà còn là động lực quan trọng để Thái Nguyên thực hiện thành công Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch của vùng Việt Bắc và là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách du lịch đạt trên 10%/năm; đón 3,2 triệu lượt khách/năm; tạo việc làm cho 16.000 lao động; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 3.000 tỷ đồng/năm. Mục tiêu đến năm 2030, các con số tương ứng là trên 12%/năm; 5,6 triệu lượt khách/năm; trên 24.000 lao động và 6.600 tỷ đồng.

Trần Trang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Năm Du lịch quốc gia 2025 - Bước đột phá cho Du lịch Huế

Năm Du lịch quốc gia 2025 - Bước đột phá cho Du lịch Huế

Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia vào năm 2013, năm 2025, Huế tiếp tục tổ chức sự kiện này với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" mang nhiều kỳ vọng cho ngành "công nghiệp không khói". Địa phương đã sẵn sàng cho chuỗi các hoạt động nhằm tạo đà bứt phá cho thương hiệu du lịch Huế trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, là chủ đề của Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu với đoàn viên thanh niên diễn ra ngày 20/3.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, địa danh nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng mộc mạc nép mình bên triền đá ẩn giấu bao điều thú vị về văn hóa, cuộc sống chân thực của đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới (theo dữ liệu tìm kiếm từ nền tảng du lịch số Agoda).

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.

Đồng Nai quy hoạch 4 tuyến cáp treo và 4 tuyến đường sắt lên đỉnh núi Chứa Chan

Đồng Nai quy hoạch 4 tuyến cáp treo và 4 tuyến đường sắt lên đỉnh núi Chứa Chan

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị danh thắng núi Chứa Chan trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai, vùng Đông Nam bộ và cả nước, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 699/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh Núi Chứa Chan đến năm 2030.

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chừng 50 km, bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng có khoảng 1.200 cây hoa ban cổ thụ. Vào tháng 3 hàng năm, rừng ban cổ thụ ở Nặm Cứm bung nở trắng muốt khiến bản làng bừng sáng, đẹp như xứ sở mộng mơ.

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.

Du lịch Tây Ninh: Cơ hội và tiềm năng lớn thu hút du khách

Du lịch Tây Ninh: Cơ hội và tiềm năng lớn thu hút du khách

Tây Ninh đang đứng trước nhiều cơ hội và tiềm năng thu hút lượng lớn du khách, với hàng loạt sự kiện trọng đại trong thời gian tới. Đặc biệt, dịp lễ 30/4 - 1/5 sẽ là thời điểm sôi động khi tỉnh đón chào lượng khách du lịch đổ về tham quan và trải nghiệm. Không chỉ vậy, Tây Ninh còn vinh dự tiếp đón đoàn Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen.

Ninh Thuận thu hút đầu tư nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch

Ninh Thuận thu hút đầu tư nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch

Ninh Thuận - “vùng đất đầy nắng và gió” đang phấn đấu vươn lên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và trên bản đồ du lịch Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó chú trọng thu hút đầu tư, nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch.

Du khách thưởng thức cà phê miễn phí thích thú checkin tại đường Phan Đình Giót, thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Du khách ấn tượng với cà phê Buôn Ma Thuột

Sáng 9/3, hàng ngàn du khách và nhân dân đã tham dự hoạt động uống cà phê miễn phí tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Voi dự tiệc buffet. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Phát triển mô hình “Du lịch thân thiện với voi”

Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

Độc đáo cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát”

Độc đáo cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát”

Ngày 8/3, cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” độc đáo, mới lạ đã được diễn ra tại Bãi đá Cà Dược - Khu du lịch Bình Thạnh, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) trong sự thích thú của rất đông du khách, người dân địa phương. Đây là đầu tiên Ủy ban dân dân huyện Tuy Phong tổ chức cuộc thi này.