Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1735/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của Quy hoạch là đến năm 2030, Thái Bình trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng; có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng để Thái Bình phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển đồng bộ với phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Đến năm 2050, Thái Bình là tỉnh phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng; có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và các ngành kinh tế trụ cột có sức cạnh tranh cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư đồng bộ, hiện đại, kết nối liên vùng. Giá trị truyền thống và văn hóa được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất tinh thần của người dân được đảm bảo và không ngừng nâng cao. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến

Thái Bình phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao; tham gia sâu, toàn diện vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu; phát huy các tiềm năng, thế mạnh để đưa Thái Bình trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, năng lượng của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Khuyến khích đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh và có thể tạo đột phá của tỉnh như: năng lượng; cơ khí chế biến, chế tạo; công nghiệp công nghệ cao; điện - điện tử; chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản… Tiếp tục duy trì các ngành công nghiệp nhẹ, tạo nhiều việc làm, đảm bảo an sinh xã hội như dệt may, da giày, tiểu thủ công nghiệp...

Tập trung nghiên cứu phát triển điện gió, điện khí để tạo nguồn điện sạch và cân bằng lượng phát thải; nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Condensate; chuẩn bị mọi điều kiện để xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình. Ổn định vận hành có hiệu quả hai Nhà máy nhiệt điện hiện có, song song với việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế nhiên liệu than.

Nông nghiệp là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh

Nông nghiệp vẫn xác định là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thái Bình hướng tới trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu Vùng đồng bằng sông Hồng.

Tập trung phát triển, hiện đại hóa sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất nông sản của tỉnh. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao...

TTXVN

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Các trường hợp được đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Các trường hợp được đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) tuần tra, bảo vệ, phòng cháy rừng. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2025

Trong tháng 2/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy văn; kinh doanh bảo hiểm; sửa quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; quy định mới về tổ chức và hoạt động của thanh tra Công an nhân dân; bãi bỏ một số quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện...

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Chính phủ thực hiện theo nguyên tắc tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, thực hiện và chịu trách nhiệm chính, bảo đảm không chồng chéo, giao thoa, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa

Ngày 16/1, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, đơn vị vừa có công văn gửi 11 huyện miền núi của tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện chỉ đạo kiểm tra công tác tuyển sinh vào lớp 6 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú - trung học cơ sở từ năm học 2021 - 2022 đến nay.

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.